Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết WTO của Việt Nam khi thực hiện đầu tư, thành lập công ty tại Việt Nam. Các bài viết trước trước đây liên quan lĩnh vực này của cơ quan nhà nước, các công ty Luật đã lỗi thời do việc thay đổi các quy định của pháp luật, hoặc chưa đầy đủ. Chính vì thế Công ty Luật IPIC đã thực hiện hệ thống lại chi tiết cam kết WTO của Việt Nam về các lĩnh vực đầu tư và quy định của Pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam đến thời điểm năm 2024.
1. Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865)
Đối với Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865), theo biểu Cam kết Thương mại Dịch vụ của WTO quy định:
“Không hạn chế. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh”.
Như vậy, đối với dịch vụ tư vấn quản lý, thì không hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, nghĩa là đến ngày 11/01/2010, thì cho phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện kinh doanh dịch vụ trên.
Tham khảo bài viết có liên quan:
2. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865).
STT |
MỤC TIÊU DỰ ÁN |
TÊN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH |
MÃ NGÀNH |
1 |
Dịch vụ tư vấn quản lý |
Hoạt động tư vấn quản lý |
7020 |
3. Quy định của pháp luật đối với Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865).
Theo quy định của pháp luật. Thì hoạt động tư vấn quản lý được hiểu là: Cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý, như lập chiến lược và kế hoạch hoạt động, ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch; tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát. Việc cung cấp dịch vụ kinh doanh này có thể bao gồm tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:
- Quan hệ và thông tin cộng đồng;
- Hoạt động vận động hành lang;
- Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;
- Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý, ...
Như vậy, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề Hoạt động tư vấn quản lý chỉ được thực hiện các hoạt đông liên quan kể trên. Tránh sự nhầm lẫn trong hoạt đông tư vấn quản lý sang các hoạt động tư vấn khác như: Tư vấn pháp luật (tư vấn đại diện pháp lý), Tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán, Tư vấn giáo dục, Tư vấn kiến trúc, kỹ thuật, ... . Nhà đầu tư cần nắm rõ vấn đề này để thực hiện đúng ngành nghề đăng ký, tránh sự nhầm lẫn.
Tham khảo ti tức pháp lý của IPIC:
Chuyển nhượng dự án bất động sản những vấn đề pháp lý cần quan tâm
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nhật bản những vấn đề khác biệt
Chính sách bảo vệ người tiêu dùng qua vụ việc của Khaisilk
Chính sách bảo hộ nhà thầu xây dựng trong nước theo pháp luật Việt Nam
4. Thực tiễn đăng ký đầu tư đối với Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865)
Hiện nay, đối với việc đăng ký đầu tư đối với mục tiêu Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865) được IPIC thực hiện tại cơ quan đăng ký đầu tư tại Việt Nam thuận lợi không có vướng mắc.
Tham khảo thư tư vấn liên quan:
Tư vấn thủ tục chuyển nhượng khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh (4~5sao) cho nhà đầu tư Nhật Bản.
Tư vấn bổ sung hoạt động cho thuê lại lao động cho công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản
Trên đây là một số nội dung chia sẽ kiến thức kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH IPIC. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng!
Ls. Nguyễn Trinh Đức