Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311)

23 /032020

Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311)

Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết WTO của Việt Nam khi thực hiện đầu tư, thành lập công ty tại Việt Nam. Các bài viết trước trước đây liên quan lĩnh vực này của cơ quan nhà nước, các công ty Luật đã lỗi thời do việc thay đổi các quy định của pháp luật, hoặc chưa đầy đủ. Chính vì thế Công ty Luật IPIC đã thực hiện hệ thống lại chi tiết cam kết WTO của Việt Nam về các lĩnh vực đầu tư và quy định của Pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam đến thời điểm năm 2020.

Dưới đây là nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311).

1.     Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311).

Đối với Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311) theo biểu Cam kết Thương mại Dịch vụ của WTO quy định:

“Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ, bệnh xá đa khoa (policlinic) là 2 triệu đô la Mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ”.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện mục tiêu này.

Tuy nhiên, cam kết cũng nêu rõ về phần vốn đầu tư đối với thành lập bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài là: 20 triệu đô la Mỹ

2.     Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311) và Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312).

STT

MỤC TIÊU DỰ ÁN

TÊN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

MÃ NGÀNH

1

Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311)

Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế;

8610

3.     Quy định của pháp luật chuyên ngành đối với Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311).

STT

TIÊU CHÍ

ĐIỀU KIỆN

1

Quy mô bệnh viện

- Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất là 30 giường bệnh;

- Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt, tâm thần phải có ít nhất là 10 giường bệnh.

2

Cơ sở vật chất

- Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ

- Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;

- Đối với bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất là 10 m;

- Có máy phát điện dự phòng;

- Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật về môi trường

3

Thiết bị y tế

- Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

4

Cơ cấu, tổ chức

- Các khoa:

+ Có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;

+ Khoa khám bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, lưu bệnh, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);

+ Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;

+ Khoa dược;

+ Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

- Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán và các chức năng cần thiết khác

5

Nhân sự

- Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa;

- Trưởng các khoa chuyên môn của bệnh viện phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện;

- Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện.”

4.      Thực tiễn đăng ký đầu tư đối với Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311).

         Hiện nay, đối với việc đăng ký đầu tư đối với mục tiêu Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311) được IPIC thực hiện tại cơ quan đăng ký đầu tư đúng thời hạn cam kết, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư tiến hành kinh doanh. Đối với việc thành lập bệnh viện, cần phải đáp ứng các tiêu chí và điều kiện được đặt ra để xin cấp phép tại cơ quan là Bộ Y tế.

        Trên đây là một số nội dung chia sẽ kiến thức kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH IPIC. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

          Trân trọng!

          Luật sư Nguyễn Trinh Đức

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.