Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nhật bản những vấn đề khác biệt

17 /012018

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nhật bản những vấn đề khác biệt

Luật sư Nguyễn Trinh Đức đã có buổi trao đổi với báo pháp luật về việc thực hiện thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nhật bản, những điểm khác biệt. Chúng tôi trân trọng gửi tới quý khách hàng nội dung trao đổi như sau.

 

Câu 1: Thưa luật sư Nhà đầu tư nhật bản muốn thành lập công ty tại Việt Nam thì họ phải thực hiện các bước như thế nào?

Theo quy định pháp luật Việt Nam thì nhà đầu tư Nhật Bản phải tiến hành đăng ký đầu tư và sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, như vậy phải tiến hành theo 2 bước. Đối với ngành  nghề cần giấy phép con thì sẽ triển khai sau khi được cấp giấy phép kinh doanh.
Câu 2: Khi nhà đầu tư nhật bản họ cần quan tâm những vấn đề gì khi tiến hành thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

Về mặt thủ tục pháp lý, nhà đầu tư cần quan tâm các vấn đề sau;

Lĩnh vực đầu tư và ngành nghề kinh doanh, xem có hạn chế hay có điều kiện gì không?
Xem điều kiện về vốn, xem có quy định nào về vốn Pháp Định;
Cần quan tâm đến giấy tờ pháp lý cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Câu 3: Nhà đầu tư nhật bản khi đầu tư tại Việt Nam có gì khác so với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam và cam kêt WTO thì không có gì khác biệt giữa các nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên có một sự khác biệt rất lớn đó là giữa Việt Nam và Nhật Bản có ký kết Hiệp Định Tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nhật. Đây là hiệp định rất mở đối với nhà đầu tư Nhật Bản khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong cam kết WTO một số lĩnh vực có thể bị hạn chế về tỷ lệ vốn góp hoặc không cam kết nhưng trong hiệp định Bít thì nhà đầu tư Nhật Bản có thể không bị hạn chế bởi các cam kết trong WTO đó.
Theo nội dung cam kết trong hiệp định tư do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư:

“Điều 2

1. Mỗi Bên Ký kết, trong Khu vực của mình, sẽ dành cho các nhà đầu tư của Bên Ký kết kia và những đầu tư của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và những đầu tư của nước mình, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, hoạt động, quản lý, duy trì, sử dụng, thu lợi và bán hoặc một hình thức chuyển nhượng đầu tư khác (sau đây gọi là "các hoạt động đầu tư").

2. Mỗi Bên Ký kết, trong Khu vực của mình, sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên Ký kết kia và những đầu tư của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào và những đầu tư của họ, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau đối với các hoạt động đầu tư.”

Câu 4: Anh có thể cho một vài ví dụ mà hiện tại trong Wto hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng đối với nhà đầu tư Nhật Bản theo hiệp định BIT thì không?

Ví dụ: Dịch Vụ Masage hiện trong WTO không cam kết nhưng trong BIT không thuộc lĩnh vực bảo hộ của Việt Nam.
Lĩnh vực trò chơ điện tử: Trong WTO buộc nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với nhà đầu tư Việt Nam và tỷ lệ vốn góp 49% còn nhà đầu tư nhật bản thì chúng ta trong Bit không hạn chế.
Như vậy rõ ràng phạm vi cam kết rất rộng do vậy nhà đầu tư Nhật Bản đặc biệt lưu ý vấn đề này để tận dụng được hiệp định này.

Trên đây là nội dung trao đổi của của Luật sư Nguyễn Trinh Đức

Trân trọng cảm ơn.

Nội dung văn bản kèm theo:

Điều 10, Nghị định 118

Điều 10. Thực hiện quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

1. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định này gồm:

a) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Điều kiện về hình thức đầu tư;

c) Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.

2. Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:

a) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó;

c) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;

đ) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;

e) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.

Điều 2, điều 3, Điều 4 BIT:

1. Mỗi Bên Ký kết, trong Khu vực của mình, sẽ dành cho các nhà đầu tư của Bên Ký kết kia và những đầu tư của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và những đầu tư của nước mình, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, hoạt động, quản lý, duy trì, sử dụng, thu lợi và bán hoặc một hình thức chuyển nhượng đầu tư khác (sau đây gọi là "các hoạt động đầu tư").

2. Mỗi Bên Ký kết, trong Khu vực của mình, sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên Ký kết kia và những đầu tư của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào và những đầu tư của họ, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau đối với các hoạt động đầu tư.

Điều 3

Mỗi Bên Ký kết, trong Khu vực của mình, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau, sẽ dành cho các nhà đầu tư của Bên Ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của nước mình hoặc các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào, liên quan đến quyền được tiếp cận các tòa án tư pháp và các tòa hành chính và các cơ quan trực thuộc ở các cấp xét xử nhằm đạt được và bảo vệ các quyền của các nhà đầu tư đó.

Điều 4

1. Không Bên Ký kết nào được áp đặt hoặc thực thi bất kỳ một yêu cầu nào dưới đây, trong Khu vực của mình, như là một điều kiện đối với các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư của Bên Ký kết kia, trong các yêu cầu sau:

(a) xuất khẩu một mức hoặc một tỷ lệ nhất định hàng hóa hoặc dịch vụ;

(b) đạt một mức hoặc một tỷ lệ nhất định hàm lượng nội địa;

(c) mua, sử dụng hoặc dành ưu tiên cho hàng hóa sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp trong Khu vực của mình, hoặc phải mua hàng hóa hoặc dịch vụ của các thể nhân, pháp nhân hoặc bất kỳ một chủ thể khác trong Khu vực của mình;

(d) ràng buộc số lượng hoặc giá trị nhập khẩu với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc nguồn thu ngoại tệ gắn với đầu tư của nhà đầu tư đó;

(e) hạn chế việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ trong Khu vực của mình, mà do đầu tư của nhà đầu tư đó sản xuất hoặc cung ứng, do có sự ràng buộc về số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc các khoản thu ngoại tệ;

(f) chỉ định quản trị viên, giám đốc hoặc thành viên hội đồng quản trị là các cá nhân thuộc bất kỳ một quốc tịch cụ thể nào;

(g) chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc một kiến thức độc quyền khác cho một thể nhân hoặc một pháp nhân hoặc bất kỳ một chủ thể khác trong Khu vực của mình, trừ khi yêu cầu đó: (i) được áp dụng hoặc thực hiện bởi tòa án, tòa hành chính hoặc cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh bồi thường cho sự vi phạm pháp luật cạnh tranh; hoặc (ii) liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện dưới hình thức không mâu thuẫn với Hiệp định về các Khía cạnh về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại, Phụ lục 1C của Hiệp định Marrakesh về Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới;

(h) đặt trụ sở chính của nhà đầu tư cho một khu vực cụ thể hoặc thị trường thế giới trong Khu vực của mình;

(i) đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định của việc nghiên cứu và phát triển trong Khu vực của mình; hoặc

(j) cung cấp một hoặc nhiều sản phẩm do nhà đầu tư sản xuất hoặc dịch vụ, mà nhà đầu tư cung cấp cho một khu vực cụ thể hoặc thị trường thế giới, không loại trừ kể cả từ Khu vực của Bên Ký kết đó.

2. Các quy định thuộc khoản 1 nêu trên không ngăn cản các Bên Ký kết trong việc đặt điều kiện đối với việc nhận hoặc tiếp tục nhận các ưu đãi cho các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư của Bên Ký kết kia trong Khu vực của mình, theo các yêu cầu được quy định tại khoản 1 điểm (f) đến (j) nêu trên.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.