Nhằm mục đích giúp đỡ nhà đầu tư nắm bắt được chính sách đầu tư của Việt Nam liên quan đến các lĩnh vực ưu đãi đầu tư của Việt Nam. Công ty Luật IPIC tiến hành hệ thống lại các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư và ưu đãi đầu tư và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam đến thời điểm 2020.
Những nội dung chúng tôi viết là những nội dung đã được chúng tôi tìm hiểu và hế thống lại quy định pháp luật Việt Nam liên quan: Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Công ty Luật IPIC dành nhiều tâm huyết để thực hiện các bài viết này không nằm ngoài mục đích là giúp đỡ nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về môi trường đầu tư của Việt Nam, qua đó góp phần vào việc thu hút đầu tư tại Việt Nam.
Sau đây là nội dung chi tiết về đến điều kiện đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tục ưu đãi đầu tư liên quan lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ bảo tàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
I. Điều kiện đầu tư thuộc lĩnh vực “Kinh doanh dịch vụ bảo tàng”.
1.1. Văn bản pháp luật
- Luật Di sản văn hóa 2001;
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
- Điều 28 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi;
- Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng;
1.2. Theo quy định của pháp luật, trong danh mục các ngành nghề Kinh doanh dịch vụ bảo tàng thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau.
1.2.1. Xếp hạng bảo tàng Việt Nam
Bảo tàng Việt Nam được xếp hạng như sau:
1. Bảo tàng hạng I;
2. Bảo tàng hạng II;
3. Bảo tàng hạng III.
1.2.2. Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng
1. Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực hành bảo quản trị liệu;
c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
đ) 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
2. Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;
c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
đ) Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
3. Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây
a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ;
c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
đ) Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
1.2.3. Hồ sơ xếp hạng bảo tàng gồm:
a) Văn bản đề nghị xếp hạng bảo tàng của người đứng đầu bảo tàng;
b) Văn bản đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Báo cáo hiện trạng bảo tàng theo tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng quy định tại Điều 30 Nghị định này và các tài liệu có liên quan.
1.2.4 Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép và thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động (Phụ lục V) và Đề án hoạt động bảo tàng (Phụ lục VI) đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt trụ sở bảo tàng.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng (Phụ lục VII) và văn bản xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động bảo tàng của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở bảo tàng.”
Tham khảo bài viết tương tư:
II. Quy định về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ bảo tàng
Đầu tư ngành nghề liên quan đến “Kinh doanh dịch vụ bảo tàng” được ưu đãi khi tiến hành đầu tư như sau:
STT |
Hình thức ưu đãi |
Nội dung ưu đãi |
Cơ sở pháp lý |
1 |
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp |
Thuế suất: 10% đối với Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
|
Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. |
2 |
Ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu |
Miễn thuế nhập khẩu đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư;
|
Điều 12 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC năm 2015; |
3 |
Ưu đãi tiền thuê đất |
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản: theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản nêu trên: a) Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường. b) Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. c) Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. d) Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. |
Khoản 2 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP |
Tin tức của công ty Luật IPIC:
Vấn đề pháp lý và những tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thường gặp
Tham nhũng trong lĩnh vực tư có thể bị xử lý hình sự
Đăng ký vốn điều lệ, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp
III. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư.
Theo quy định tại Điều 17 Luật đầu tư 2014 cụ thể như sau: “1. Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 2. Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.”
Như vậy với quy định như trên đối với dự án đầu tư được Cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc xin cấp quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư cần chủ động đề nghị xin ưu đãi đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét ghi ưu đãi đầu tư ngay trong giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư.
Nội dung tư vấn liên quan:
Tám vấn đề pháp lý cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam về dịch vụ mua bán hàng hóa
Trên đây là một số nội dung chia sẽ kiến thức kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH IPIC liên quan đến điều kiện đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tục ưu đãi đầu tư liên quan Kinh doanh dịch vụ bảo tàng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng!
L.s Nguyễn Trinh Đức.