6 biện pháp bảo đảm đầu tư kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo luật đầu tư năm 2020

28 /102020

6 biện pháp bảo đảm đầu tư kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo luật đầu tư năm 2020

Tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán về bảo đảm quyền của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Luật đầu tư 2020 tiếp tục khẳng định 6 chính sách lớn bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư trong suột quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Tham khảo nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nhật bản:

1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm nhà đầu tư được sở hữu tài sản và có nhiều chính sách bảo vệ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Theo quy định tại điều 9 luật đầu tư năm 2020 thì nhà nước đảm bảo:    
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy đối với quyền sở hữu tài sản Nhà nước Việt Nam tiếp tục cam kết không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Đây là một sự khẳng định nữa về đường lối nhất quá tôn trọng quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tập thể khi tiết hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Đối với những trường hợp trưng mua, trưng dung tài sản chỉ được thực hiện vì các lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Và nhà nước phải thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định của luật Trưng mua trưng dụng thì nhà nước chỉ thực hiện trưng mua trưng dụng trong các trường hợp sau và đảm bảo các nguyên tắc sau đây.
Theo quy định của Luật trưng mua trưng dụng  thì:
-  Điều kiện trưng mua trung dụng tài sản: Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
+ Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
+  Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
+ Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước.
- Việc trưng mua trưng dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
+ Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử.
+ Việc trưng mua, trưng dụng tài sản được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và phải tuân theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
+ Người có tài sản trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.
+ Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có các quyền sau đây:
+ Được thanh toán tiền trưng mua tài sản; được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra;
+ Được khen thưởng về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.
Như vậy, chỉ những trường hợp đặc biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thì mới được trưng mua trựng dụng tài sản của nhà đầu tư, đồng thời nhà nước đảm bảo thanh toán và bồi thường thiệt hại đối với nhà đầu tư theo đúng giá thị trường và thiệt hại thực tế cho nhà đầu tư,
2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Đây là các quy định bảo đảm về quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Những quy định đảm bảo quyền tự do đầu tư kinh doanh này nhằm khẳng định chính sách thu hút đầu tư nhất quán và bình đẵng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam.
2.1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tham khảo thư tư vấn liên quan:

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam;

Tư vấn thủ tục pháp lý cho nhà thầu Trung Quốc hoạt động thầu ở Việt Nam (Thủ tục giấy phép hoạt động xây dựng;

Tư vấn thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài và các vấn đề pháp lý liên quan;

Tư vấn điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ năng lực thiết kế xây dựng công trình hạng III.

2.2. Chính sách quản lý và cân đối ngoại hối.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Như vậy, với những quy định như trên nhà nước Việt Nam không can thiệp vào kế hoạc đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư mà để nhà đầu tư tự do lựa chọn, quyết định kế hoạch kinh doanh của mình theo đúng quy định của pháp luật. Nhà nước Việt Nam không có yêu cầu, ràng buộc về mặt kỷ thuật để buộc nhà đầu tư phải tuân theo một tiêu chuẩn nhằm hạn chế tự do hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Tuy nhiên nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích để các nhà đầu tư đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế và khoa học kỷ thuật, chuyên giao công nghệ khi tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt Nam.
3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Bảo đảm chuyển lợi nhuận và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng và nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam.
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
-  Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
-  Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
4. Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng
-  Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
Đầu tư là quá trình diễn ra trong khoản thời gian dài  thường kéo dài từ 10 năm đến 50 năm. Đây là khoản thời gian mà nhiều chính sách pháp luật có thể thay đổi nhằm phù hợp với các quy luật khách quan của xã hội và nền kinh tế. Do vậy để đảm bảo yên tâm cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì nhà nước có các cam kết đảm bảo sau đây để nhà đầu tư yên tâm khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 13 Luật đầu tư năm 2020 thì:
“1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bàng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.”
Như vậy, với cam kết bảo đảm đầu tư như trên khi có sự thay đổi về mặt pháp luật thì nhà đầu tư luôn được ưu tiên lựa chọn có lợi nhất cho nhà đầu tư khi có sự thay đổi đó. Đồng thời nhà nước còn đảm bảo hỗ trợ nhà đầu tư trong trường hợp vì lý do đặc biệt nếu việc thay đổi đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư. Đây là một cam kết quan trọng vì Việt Nam luôn được xem là có môi trường pháp lý thay đổi biến động nhanh mà bản thân nhà đầu tư rất sợ những rủi ro pháp luật có thể ảnh  hưởng trược tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư.

Tham khảo tin tức IPIC

Công ty Luật IPIC tư vấn thành công dự án đốt rác phát điện đầu tiên ở Hà Nội của tập đoàn Hitachi Zosen và Tập đoàn T&T

Công ty Luật IPIC tư vấn thành công Giấy phép Nhà Thầu cho Công ty SAMSUNG ENGINEERING tại tổ hợp hóa dầu miền nam.

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, mua bán, sát nhập vào doanh nghiệp Việt Nam: Thực tiễn áp dụng

Vấn đề pháp lý và những tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thường gặp.

6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Bảo đảm việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh một cách công khai, công bằng phù hợp với thông lệ quốc tế là một trong cam kết quan trọng đối với nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Theo quy định tại điều 14 Luật đầu tư năm 2020 thì nhà nước bảo đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh như sau:
“1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Như vậy, bằng những cam kết cụ thể, nhất quán thể hiện chính sách thu hút đầu tư an toàn, minh bạch. Nhà nước Việt Nam nhất quan xem việc bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, bảo đảm nhà đầu tư yên tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Với nhiều chính sách phù hợp và tiến bộ Việt Nam đang và sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung bài viết về 6 biện pháp bảo đảm đầu tư của Việt Nam.

Để được chúng tôi tư vấn quý khách hàng vui lòng liên hệ.

Vui lòng liên hệ

Luật Sư Nguyễn Trinh Đức - Giám đốc.

Điện Thoại: (04) 73018886 - (04) 73028886; Mobile: 0936342668.

Mail: info@ipic.vn; trinhduclawyer@gmail.com.

Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.