Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, mua bán, sát nhập vào doanh nghiệp Việt Nam: Thực tiễn áp dụng

19 /062018

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, mua bán, sát nhập vào doanh nghiệp Việt Nam: Thực tiễn áp dụng

NỘI DUNG TRAO ĐỔI GIỮA LUẬT SƯ NGUYỄN TRINH ĐỨC VÀ NHÀ BÁO QUANG CHƯƠNG VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN PHẦN VỐN GÓP TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM   

Một trong những hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài thường áp dụng khi đầu tư vào Việt Nam là mua lại phần vốn góp, cổ phần góp vốn của doanh nghiệp Việt Nam (Mua bán, sát nhập doanh nghiệp). Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi cùng luật sư Nguyễn Trinh Đức - Cty Luật TNHH IPIC.

PV: Thưa luật sư, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp nào?

LS Nguyễn Trinh Đức: Khi một nhà đầu tư họ muốn mua lại vốn góp hay mua lại cổ phần hay góp vốn thêm vào một công ty đã hoạt động Việt Nam khi họ muốn cùng tham gia vào việc kinh doanh, hoặc đầu tư vào công ty có tiềm năng phát triển, có thể họ muốn tham gia thị trường, thống lĩnh thị trường hoặc độc chiếm thị trường, hoặc mua lại doanh nghiệp khởi nghiệp.

 Ví dụ: Như việc grab mua lại uber, hoặc nhà đầu tư công ty Công ty TNHH Vietnam Beverage mua lại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

PV: Vậy quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào đối với hình thức đầu tư này.

LS Nguyễn Trinh Đức: Hiện nay thủ tục mua lại vốn góp được thực hiện theo quy định tại điều Điều 26 – Luật đầu tư năm 2014

Theo đó thì:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Về hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Về thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

c. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo Điều 46. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì.

1. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

3. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thực hiện theo thủ tục sau:

a) Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư;

c) Sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điểm b Khoản này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

4. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

PV: Trình tự thủ tục pháp lý đối với hình thức đầu tư mua lại phần vốn góp, góp vốn mua lại cổ phần như thế nào?

Luật sư Nguyễn Trinh Đức: Trình tự thủ tục gồm hai bước như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký mua lại phần vốn góp tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. (Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).

PV: Luật sư có thể cho một ví dụ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của một doanh nghiệp Việt Nam.

LS Nguyễn Trinh Đức: Vụ việc gần đây chúng tôi đang giải quyết là nhà đầu tư Nhật Bản mua lại công ty Việt Nam kinh doanh lĩnh vực Masage.

Lĩnh vực masage là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và chưa cam kết WTO, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tưu nhật bản sau khi mua là 100% do vậy nhà đầu tư phải tực hiện thủ tục đăng ký mua lại phần vốn góp tại sở kế hoạch và đầu tư.

Trong quá trình sở kế hoạch đầu tư xem xét do chưa cam kết WTO nếu trường hợp sở kế hoạch và đầu tư chưa hỏi ý kiến bộ kế hoạch và đầu tư hoặc chưa có tiền lệ việc cấp dịch vụ masage cho nhà đầu tư nước ngoài thì  phải thực hiện xin ý kiến. Tuy nhiền theo như chúng tôi được biết thì sở kế hoạch vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một doanh nghiệp Nhật Bản về trường hợp Masage này nên khả năng không phải xin ý kiến.

Trong thời gian 15 ngày làm việc sở sẽ có văn bản chấp thuận và nhà đầu tư phải thực hiện thủ thục về điều chỉnh đăng ký doanh nghiệp phù hợp tại Phòng đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

PV: Vậy những khó khăn vướng mắc nào liên quan đến những thủ tục này trên thực tế.

LS Nguyễn Trinh Đức: Trên thực tế khi triển khai có những khó khăn sau:

 1.Về phân loại nghành nghề của công ty Việt Nam để đăng ký mua vốn góp. Cụ thể công ty Việt Nam thường đăng ký nhiều ngành nghề, mỗi một ngành nghề lại có quy định điều kiện kinh doanh riêng biệt trong đó có nhiều lĩnh vực hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài.

 Do vậy khi nhà đầu tư nước ngoài họ muốn mua một doanh nghiệp Việt Nam họ muốn kế thừa những lĩnh vực kinh doanh đó chính vì thế việc đăng ký mua vốn góp nếu rời vào nhiều điều kiện khác nhau thì buộc nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện. Nên thực tiển phân loại ngành nghề có điều kiện với nhà đầu tư là phức tạp, vì nhiều khi quan điểm khác nhau giữa cơ quan cấp phép và Luật sư cũng như nhà đầu tư.

2.Thứ hai việc mua lại vốn góp đối với các công ty trong khu công nghiệp thuộc quản lý của ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh. Hiện nay thực tiển triển khai chưa thống nhất.

Theo quy định thì việc mua vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài không phải đăng ký dự án đầu tư nhưng các ban quản lý thường yêu cầu vì nếu không đăng ký thì ban không có cơ sở để quản lý. Tuy nhiên buộc nhà đầu tư đăng ký dự án để quản lý lại trái quy định của pháp luật.

Về việc này thực tiển nhiều lúc các địa phương không muốn nhà đầu tư đầu tư theo hình thức này vì họ nghỉ đây là lách luật và ban quản lý sẽ không quản lý được. Về việc này chúng tôi đã có ý kiến gửi lên Văn Phòng chính phủ và Bộ Kế Hoạch và đầu tư để có ý kiến thống nhất áp dụng, tránh trường hợp các địa phương vẫn có cách hiểu khác nhau về việc này.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn đang chờ kết quả trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

PV: Xin cảm luật sư!

Trích dẫn từ báo phapluatplus.vn

Tham khảo nội dung liên quan

 

Nghị định 108/2018/NĐ-CP của Chính Phủ có nhiều điểm mới nhưng thiếu điểm đột phá.

Làm rõ khái niệm bán buôn, bán lẻ trong nghị định 09/2018/NĐ-CP

Thành lập công ty sản xuất và phân phối mỹ phẩm có vốn đầu tư nước ngoài

Bổ sung mục tiêu hoạt động phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất mới nhất

Những điểm mới Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có hiệu lực từ ngày 10/07/2018

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.