Ngày 23 tháng 8 năm 2018 chính phủ bản hanh Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của chinh phủ về đăng ký kinh doanh. Nghị định 108/2018/NĐ-CP kỳ vọng sẽ có những thay đổi mang tính cách mạng trong thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp tuy nhiên theo đanh giá thì những thay đổi này gần như không có bất kỳ sự đột phá nào mà chỉ điều chỉnh những khiếm khuyết của nghị định 78/2015/NĐ-CP. Nói cách khác là cả nghị định Nghị định 108/2018/NĐ-CP và nghị định 78/2015/NĐ-CP chưa thể hiện được tính tiên phong trong cải cách thủ tục hanh chinh đối với doanh nghiệp, thậm chí còn lạc hậu so với những quy định trong Luật doanh nghiệp 2014.
- Tại khoản 1 điều 1 nghị định quy định bổ sung thêm khoản 4 điều 4 nghị định 78/2015 như sau: “Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp”, quy định này thực tế nhằm mục đích khắc phục văn hóa hành chinh của chúng ta, thực chất trong Luật doanh nghiệp 2015, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Thông tư 20/2015/TT-BKHDT không có quy định nào bắt buộc phải đóng dấu. Tuy nhiên thực tế do văn hóa sử dụng con dấu có từ lâu trong doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước nên khi thục tế áp dụng thì doanh nghiệp phải đóng dấu vào các văn bản đề nghị đăng ký kinh doanh hoặc các văn bản kèm theo khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh mới được xem là hợp pháp. Việc quy định không bắt buộc này bản chất là giải thích rõ hơn cho việc không cần sử dụng con dấu chứ không phải là một điểm mới có tính đột phá hay bước ngoặt đối với doanh nghiệp.
- Cũng tương tự như vậy điểm mới thứ hai đó chinh là văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp không cần phải công chứng. Phải nói rằng từ trước tới nay việc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đều không cần phải công chứng, kể cả trong luật doanh nghiệp 2005 đến luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn cũng chưa có quy định nào bắt buộc phải công chứng. Việc đưa nội dung này vào nghị định 108/2018/NĐ-CP chỉ đóng vai trò khẳng định hơn về việc không cần công chứng mà trên thực tế cả cơ quan đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp đã thực hiện từ lâu.
- Sửa đổi khoảng 4 điều 23 nghị định 78/2015/NĐ-CP trong đó không yêu cầu cung cấp bản sao Điều lệ đối với chủ sở hữu là pháp nhân khi thanh lập công ty TNHH một thành viên. Như chúng ta điều biết trước đây quy định khoản 4 điều 3 nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-Cp quy định bắt buộc chủ sở hữu cung cấp bản sao điều lệ trái với Luật doanh nghiệp 2015, vì trong luật doanh nghiệp 2015 tại điều 23 quy định về hồ sơ thành lập doanh nghiệp không có tài liệu là bản sao điều lệ của chủ sở hữu. Nói như vậy có nghĩa là Nghị định 78/2015/NĐ-CP yêu cầu cung cấp thêm bản sao điều lệ của chủ sở hữu là trái pháp luật. Việc nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi điều trên là khắc phục hạn chế nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-CP thực chất cũng không có gì mới vì Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định vấn đề này.
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bản chất quy định này nhằm mục đích khuyến khích hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp để việc tính thuế được minh bạch và binh đẳng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Việc có quy định thủ tục này cơ bản chưa thật sự phù hợp vì thực tế là hộ kinh doanh và doanh nghiệp là hai hình thức khác nhau hoàn toàn nên việc chuyển đổi là không đúng. Thực chất việc chuyển đổi đó chinh là chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh và thành lập nên công ty mới. Còn chuyển đổi thì phải có kế thừa quyền và nghĩa vụ với nhau nhưng trong trường hợp này thì không. Chính vì thế hộ kinh doanh họ ít áp dụng theo hình thức chuyển đổi này vì nếu cần thành lập công ty họ sẽ tiến hành thành lập mới và họ vẫn duy trì hộ kinh doanh nếu nó vẫn mang lại lợi ích cho họ.
- Ngoài ra còn có một số thay đổi nhỏ như Giảm bớt các trường hợp phải thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, Đăng ký thay đổi vốn Điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp, Làm rõ thủ tục thay đổi khi có quyết định của tòa án hoặc trọng tài thương mại. Những quy định mới này có giảm bớt được một số thủ tục hành chính, một số hồ sơ không cần phải cấp.
Từ những phân tích trên ta thấy rằng Nghị định 108/2018/NĐ-CP có 21 điểm sửa đổi thì chủ yếu là khắc phục được những sai sót của nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-CP, có một số hồ sơ, thủ tục không cần thiết được bải bỏ. Tuy nhiên chúng ta còn phải chờ đợi thêm những giải pháp tốt hơn nữa mang tinh đột phá trong thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.
Tham khảo những nội dung bài viết liên quan:
Nghị định 108/2018/NĐ-CP của Chính Phủ có nhiều điểm mới nhưng thiếu điểm đột phá.
Làm rõ khái niệm bán buôn, bán lẻ trong nghị định 09/2018/NĐ-CP
Thành lập công ty sản xuất và phân phối mỹ phẩm có vốn đầu tư nước ngoài
Bổ sung mục tiêu hoạt động phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất mới nhất