Liên quan đến khái niệm bán buôn và bán lẻ trong nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính Phủ do có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc lúng túng trong việc áp dụng quy định của Pháp Luật của cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp. Công ty Luât IPIC là đơn vị tư vấn chuyên sâu lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã gửi kiến nghị của mình để làm rõ khái niệm bán buôn và bán lẻ nhằm mục đích minh bạch, thống nhất cách hiểu hai khái niệm trên.
I: Nội dung kiến nghị của công ty luật IPIC về việc làm rõ khái niệm bán buôn bán lẻ
Chúng tôi trích dẫn nội dung kiến nghị và trả lời của bộ công thương để quý khách hàng biết và áp dụng.
Trước tiên, Công ty Luật TNHH IPIC gửi lời chào Trân trọng đến Quý cơ quan! Công ty Luật TNHH IPIC (Sau đây gọi tắt là "IPIC") trong quá trình tư vấn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa, IPIC và các nhà đầu tư gặp phải vướng mắc liên quan đến việc phân biệt khái niệm bán buôn và khái niệm bán lẻ theo quy định của Nghị định 09/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7, Điều 3 Nghị định 09/2018//NĐ-CP, “6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác không bao gồm hoạt động bán lẻ.
7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng”.
Cũng theo đó tại Điều 5 quy định: “1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 9 Nghị định này;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 9 Nghị định này;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 9 Nghị định này”.
Với quy định như trên chúng tôi có một số khó khăn, thắc mắc trong quá trình áp dụng Nghị định 09/2018/NĐ-CP chúng tôi mong muốn quy có quan trả lời giúp đỡ doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và áp dụng đúng quy định của pháp luật:
- Thứ nhất: Tổ chức khác quy định tại Khoản 7, Điều 3 Nghị định 09/2018//NĐ-CP có khác với tổ chức khác quy định tại Khoản 6, Điều 3 Nghị định 09/2018//NĐ-CP không?
Tổ chức khác tại Khoản 7, Điều 3 là tổ chức như thế nào, có bao gồm các công ty, doanh nghiệp không? Công ty và doanh nghiệp có được mua sản phẩm để phục vụ mục đích tiêu dùng không?
Nếu công ty và doanh nghiệp được mua sản phẩm sử dụng mục đích tiêu dùng thì hoạt động bán hàng cho các tổ chức đó có được xem là hoạt động bán lẻ theo quy định của Khoản 7, Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP không? Và công ty có vốn đầu tư nước ngoài bán hàng cho công ty, doanh nghiệp để họ tiêu dùng thì có phải xin giấy phép bán lẻ không?
- Thứ hai: Hiện tại khi thực hiện cấp giấy phép bán lẻ trên giấy phép không thống nhất, có địa phương cấp ghi rõ tên sản phẩm, có địa phương ghi rõ mã số HS của sản phẩm, có địa phương không ghi rõ sản phẩm cũng không ghi rõ mã HS việc này dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất trong cả nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tuân thủ giấy phép kinh doanh.
Chúng tôi mong muốn quý cơ quan làm rõ là trên giấy phép kinh doanh có bắt buộc phải ghi tên sản phẩm hàng hóa hay nhóm sản phẩm hàng hóa theo mã số HS không?
Trên đây là những vướng mắc của Công ty chúng tôi, rất mong Quý cơ quan hỗ trợ, giải đáp những vướng mắc nêu trên.
Trân trọng cảm ơn./.
Tham khảo nội dung liên quan:
Nghị định 108/2018/NĐ-CP của Chính Phủ có nhiều điểm mới nhưng thiếu điểm đột phá.
Làm rõ khái niệm bán buôn, bán lẻ trong nghị định 09/2018/NĐ-CP
Thành lập công ty sản xuất và phân phối mỹ phẩm có vốn đầu tư nước ngoài
Bổ sung mục tiêu hoạt động phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất mới nhất
II: Nội dung trả lời kiến nghị của bộ công thương về khái niệm bán buôn bán lẻ