Thư tư vấn: 020320/ Letter-Ipic
V/v: Tư vấn thành lập nhà điều dưỡng ở Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài?
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2020
CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC
• Trụ sở chính Hà Nội:
Địa chỉ: Phòng 401, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel: (024) 7301 8886 – Fax: (024) 7302 8886
Email: duc.lawyer@ipic.vn – Hotline: 0936 342 668
• Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Thủy Lợi 4, Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tel: (028) 35127666 – Fax: (028) 35127666
Email: duc.lawyer@ipic.vn – Hotline: 0936 342 668
______________________________________________________________________
Công ty Luật TNHH IPIC (“IPIC”) xin cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
Qua trao đổi chúng tôi hiểu rằng Quý khách hàng đang quan tâm tới việc mở bệnh viện điều dưỡng có vốn đầu tư nước ngoài và cần sự tư vấn của chúng tôi về mặt pháp lý liên quan đến những vấn đề này. Sau đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi:
I. YÊU CẦU TƯ VẤN:
1. Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc mở bệnh viện điều dưỡng ở Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài?
2. Trình tự, thủ tục pháp lý và hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện các công việc nêu trên.
Tham khảo nội dung tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC TRA CỨU:
1. Biểu cam kết WTO;
2. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
3. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
4 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
5. Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
6. Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi sổ sung số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013;
7. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
8. Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
9. Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc đăng ký doanh nghiệp;
10. Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội ngày 12 tháng 9 năm 2017;
11. Nghị định số 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ lao động - thương binh và xã hội ngày 08 tháng 10 năm 2018;
12. Nghị định số: 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
13. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy;
14. Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng;
15. Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
16. Thông tư số 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ngày 28 tháng 06 năm 2012;
17. Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 về hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
III. Ý KIẾN TƯ VẤN:
Dựa trên yêu cầu của Quý khách hàng cùng với các văn bản pháp luật liên quan được tra cứu, IPIC đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
1. Về lĩnh vực kinh doanh:
Viện dưỡng lão hay nhà dưỡng lão (hay còn gọi bằng những tên khác là nhà điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng) là những khu vực, tòa nhà được xây dựng nhằm phục vụ cho việc điều dưỡng, khám chữa bệnh hay chăm sóc tập trung những người cao tuổi có hoàn cảnh về tuổi tác, sức khỏe, bệnh tật đau yếu.
Mở viện dưỡng lão không được quy định trong WTO. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài được phép mở viện dưỡng lão theo quy định tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Do đó, Nhà đầu tư nước ngoài được phép mở viện dưỡng lão có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh.
Tham khảo thư tư vấn liên quan:
Tư vấn thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài tại Hà Nội;
Tư vấn thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư Hàn Quốc;
Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho thuê xe ô tô;
Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch đại lý vận tải.
2. Điều kiện kinh doanh:
Để mở viện dưỡng lão, nhà đầu tư nước ngoài cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
2.1 Điều kiện thành lập:
- Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;
+ Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
+ Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
2.2 Điều kiện hoạt động:
Để được cấp Giấy phép hoạt động, doanh nghiệp cần phải đảm các điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện thành lập theo mục 2.1 trên.
Thứ hai, Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
Thứ ba, Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng;
Thứ tư, doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện về môi trường và vị trí; cơ sở vật chất; nhân viên trợ giúp xã hội:
- Môi trường và vị trí:
Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
- Cơ sở vật chất: Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
+ Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Ở Hà Nội, nếu doanh nghiệp chọn địa điểm khu vực ngoại thành Hà Nội như Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng,… và các khu vực huyện, thị xã trong Hà Nội thì phần diện tích đất tự nhiên bình quân là 30 m2/ đối tượng. Nếu doanh nghiệp chọn địa điểm ở khu vực nội thành Hà Nội như Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng,… thì phần diện tích đất tự nhiên bình quân là 10 m2/ đối tượng.
+ Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
+ Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
+ Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Như vậy, với Quy mô dự kiến: nhân viên khoảng 50 người, diện tích khoảng 2300m2 (trường hợp có 30 giường) hoặc 4000m2 (trường hợp có 100-150 giường) là khả thi.
- Nhân viên trợ giúp xã hội: Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây:
+ Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
+ Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.
+ Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.
2.3 Điều kiện liên quan đến Giấy phép phòng cháy chữa cháy:
Viện dưỡng lão là cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Viện dưỡng lão có quy mô từ 21 giường bệnh trở lên thuộc Danh mục có nguy hiểm về cháy nổ Theo Phụ lục II ban hành kèm Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Trường hợp viện dưỡng lão cao từ 07 tầng trở lên thì thuộc danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng Theo phụ lục III banh hành kèm Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Viện dưỡng lão có quy mô từ 21 giường bệnh trở lên thuộc Danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Như vậy, để mở viện dưỡng lão thì phải đáp ứng các điều kiện về PCCC theo quy định của pháp luật về PCCC theo điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định điều kiện về phòng cháy chữa cháy đối với viện dưỡng lão, điều 11 Nghị định số 79/NĐ-CP quy định Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn. Ngoài ra, phải lập và lưu giữ Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do Bộ Công an ban hành.
Để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy thì doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:
- Bước 1. Lắp đăt, bố trí thiết bị PCCC (nếu cần thiết);
- Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp;
- Bước 3: Kiểm tra và cấp Biên bản kiểm tra đủ điều kiện về PCCC;
2.4 Điều kiện về xây dựng:
Theo khoản 2 điều 89 Luật xây dựng, xây dựng Viện dưỡng lão không thuộc trường hợp được miễn cấp Giấy phép xây dựng. Do đó, để thành lập viện dưỡng lão thì doanh nghiệp phải tiến hành xin cấp Giấy phép xây dựng. Chúng tôi sẽ gửi kèm theo thư tư vấn là trình tự thủ tục đầu tư xây dựng.
2.5 Điều kiện về môi trường:
Theo Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì viện dưỡng lão có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM, từ 20 đến dưới 100 giường bệnh phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Như vậy, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, trường hợp doanh nghiệp muốn mở viện dưỡng lão có quy mô từ 100-150 giường bệnh thì doanh nghiệp phải tiến hành Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM.
Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường: Tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 10 ngày làm việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường: Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng phải
đánh giá tác động môi trường thì Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác
động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Kết quả thực
hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chi
phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án
chịu trách nhiệm.
3. Trình tự thủ tục:
Để mở bệnh viện dưỡng lão, Công ty cần thực hiện theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư;
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư: Đăng ký ngành nghề kinh doanh:
8699: Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu.
Chi tiết: Viện dưỡng lão.
Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng tại UBND cấp tỉnh/Sở xây dựng;
Bước 4: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 5: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội;
Bước 6: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy tại cơ quan cảnh sát PCCC;
IV. DỊCH VỤ PHÁP LÝ IPIC CUNG CẤP
4.1 Phạm vi công việc:
- Tư vấn các quy định của pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục pháp lý về mở bệnh viện dưỡng lão;
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng;
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập;
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động;
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;
- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện trình tự thủ tục nói trên;
4.2 Soạn thảo các hồ sơ, giấy tờ cần thiết:
a, Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư
- Giải trình năng lực tài chính của Nhà đầu tư;
- Giấy ủy quyền cho “IPIC”.
b, Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty TNHH/ Công ty cổ phần);
- Giấy đề nghị đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ Công ty;
- Giấy ủy quyền cho “IPIC”.
c, Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng;
- Giấy ủy quyền IPIC
d, Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập:
- Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP;
- Đề án thành lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP;
- Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP;
e, Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động:
- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP;
f, Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy:
- Văn bản đề nghị kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở:
+ Quyết định thành lập lực lượng PCCC;
+ Danh sách lực lượng PCCC;
+ Bảng thống kê phương tiện PCCC;
+ Nội quy PCCC;
+ Nội quy về sử dụng điện;
+ Phương án chữa cháy của cơ sở.
4.3 Giấy tờ, tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp:
a, Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Bản sao dịch công chứng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng Giấy phép thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Bản sao dịch công chứng một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; xác nhận số dư tài khoản phù hợp số vốn cam kết góp của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hợp đồng thuê nhà, văn phòng, tài liệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng của bên cho thuê.
b, Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Bản sao dịch công chứng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với chủ sở hữu là cá nhân; bản sao hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với chủ sở hữu là tổ chức;
- Bản sao dịch công chứng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với người đại diện theo pháp luật Công ty.
c, Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập:
- Cung cấp các thông tin liên quan đến đề án thành lập, dự thảo quy chế hoạt động như: Tên cơ sở, địa chỉ, địa bàn hoạt động; Loại hình cơ sở; Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động; Phương án về nhân sự, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm;…
d, Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động:
- Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật (Sau khi được cấp);
- Cung cấp các thông tin liên quan đến cấp Giấy phép hoạt động;
e, Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy:
- Bản sao giấy phép ĐKKD có công chứng (hoặc đóng dấu công ty);
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của các thành viên đã được huấn luyện;
4.4 Thời gian thực hiện:
- Soạn thảo tất cả các hồ sơ có liên quan trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày Quý khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin;
- Thời gian thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 15 ngày làm việc;
- Thời gian thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 05 ngày làm việc;
- Thời gian thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng là 20 ngày làm việc;
- Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành lập là 35 ngày làm việc;
- Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động là 15 ngày làm việc;
- Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy là 10 ngày làm việc;
- Lưu ý:
• Thời gian trên được tính kể từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Thời gian trên không bao gồm thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
IV. PHÍ DỊCH VỤ
Phí dịch vụ cho các công việc nêu trên là USD (Đô la Mỹ) và được thanh toán theo lộ trình sau:
Thanh toán lần đầu: 70% phí dịch vụ ngay sau khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho những công việc nêu trên;
Thanh toán lần hai: 30% phí dịch vụ ngay sau khi hoàn thành toàn bộ công việc.
Lưu ý:
• Khoản phí dịch vụ trên không bao gồm VAT (10%);
• Phí dịch vụ trên sẽ được chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ sang đồng Việt Nam theo tỉ giá mua chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vào ngày thanh toán.
Trên đây là tư vấn sơ bộ và đề xuất dịch vụ của IPIC liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng để Quý khách hàng xem xét và quyết định. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Tham khảo tin tưc của IPIC:
Vấn đề pháp lý và những tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thường gặp.
Tham nhũng trong lĩnh vực tư có thể bị xử lý hình sự.
Đăng ký vốn điều lệ, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Trân trọng!
CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC
Giám đốc
Nguyễn Trinh Đức