Trong các bài viết trước đây, IPIC đã chỉ ra các nội dung cam kết WTO về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến các ngành nghề liên quan trong lĩnh vực xây dựng.
Tham khảo tại :
Tại bài viết này, IPIC muốn mang đến cho độc giả góc nhìn sâu sắc hơn về pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng đối với nhà đầu tư nước ngoài dựa trên tính tương thích của pháp luật Việt Nam và cam kết WTO trong thời kì hội nhập quốc tế, giúp độc giả có thể hình dung rõ hơn về tinh thần mở cửa thị trường trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa của Việt Nam phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
I. ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ QUY ĐỊNH TẠI BIỂU CAM KẾT WTO VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
- Tại Biểu cam kết WTO các ngành nghề xây dựng được quy định tại Phần II Mục 3 về Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan.
- Theo đó, tại Quyết định số 27/2018/NĐ-CP ngày 06/07/2018 ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam quy định các ngành nghề liên quan đến xây dựng tại Phụ lục I phần F: Xây dựng
TẠI BIỂU CAM KẾT WTO |
TẠI QUYẾT ĐỊNH 27/2018/NĐ-CP |
A. Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512) B. Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (CPC 513)
|
- Xây dựng nhà để ở (VSIC 4101) - Xây dựng công trình đường bộ (VSIC 4212) - Xây dựng công trình điện (VSIC 4221) - Xây dựng công trình cấp, thoát nước (VSIC4222 ) - Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc (VSIC 4223) - Xây dựng công trình công ích khác (VSIC 4229) - Xây dựng công trình khai khoáng (VSIC 4292) - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (VSIC 4299) |
C. Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516) |
- Lắp đặt hệ thống điện (VSIC 4321) |
D. Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 517) |
- Hoàn thiện công trình xây dựng (VSIC 4330) - Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (VSIC 4390) |
E. Các công tác thi công khác (CPC 511, 515, 518) |
- Phá dỡ (VSIC 4311) - Chuẩn bị mặt bằng(VSIC 4312) |
Có thể thấy, các ngành nghề cam kết tại WTO đã được thể hiện chi tiết rõ ràng hơn tại pháp luật Việt Nam. Các mã ngành CPC được quy định tại Biểu Cam kết WTO đều được dẫn chiếu tương ứng với các mã VISC tại Quyết định 27/2018/NĐ-CP. Hơn hết, hầu hết các ngành nghề về xây dựng tại Việt Nam đều đã được cam kết tại WTO tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ XÂY DỰNG TẠI BIỂU CAM KẾT WTO VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
- Tại Biểu cam kết WTO, điều kiện tiếp cận thị trường khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư ngành nghề xây dựng vào Việt Nam là:
Trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài phải là pháp nhân của một Thành viên WTO.
Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh.
Hiện nay, đã quá thời hạn đối với điều kiện các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, tại Biểu cam kết WTO, hạn chế duy nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư ngành xây dựng tại Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài phải có tư cách pháp nhân. Các nhà đầu tư có thể thành lập công ty xây dựng tai Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Để phù hợp với thỏa ước quốc tế, pháp luật Việt Nam xây dựng hầu như không có sự hạn chế, phân biệt đối với doanh nghiệp nước ngoài so với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này, mở ra môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng nhất cho các nhà đầu tư.
- Tại Khoản 2 Điều 11 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định:
2. Nhà nước bảo hộ thương hiệu xây dựng Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện hỗ trợ và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa tổ chức, cá nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Điều 4 của Luật này.
Như vậy, việc thúc đẩy thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực xây dựng đã được quy định trong Luật Xây dựng, đảm bảo việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế dựa trên các thỏa thuận quốc tế đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước nhà.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
6. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
8. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
9. Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Luật xây dựng quy định chi tiết điều kiện tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Các điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình đều được áp dụng chung cho doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự phân biệt nào.
Tham khảo điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình tại:
Có thể thấy, Việt Nam rất nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với các thỏa ước quốc tế với tư cách là một thành viên của WTO trong giai đoạn hội nhập, mở cửa thị trường, nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng.
Trên đây là một số nội dung chia sẻ kiến thức kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH IPIC. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Luật sư Nguyễn Trinh Đức – Giám đốc Công ty Luật TNHH IPIC
Điện thoại: 0936342668
Email: infor@ipic.vn; trinhduclawyer@gmail.com
Trân trọng!
Người thực hiện: Chuyên viên pháp lý - Nguyễn Yến