Công ty Luật TNHH IPIC (“IPIC”) xin cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
Qua trao đổi chúng tôi hiểu rằng Quý khách hàng có nhu cầu Tư vấn điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam; Tư vấn lựa chọn giữa hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và mua lại cổ phần, vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam và cần sự tư vấn cũng như hỗ trợ của chúng tôi về mặt pháp lý.
I. YÊU CẦU TƯ VẤN
- Các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam;
- Tư vấn lựa chọn giữa hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và mua lại cổ phần, vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam;
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
(1) Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
(2) Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
(3) Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
(4) Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật đầu tư;
(5) Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký kinh doanh;
(6) Quyết định 27/2018/QĐ-TTg năm 2018 về hệ thống ngành nghề Việt Nam do Thủ tướng Chính Phủ ban hành.
III. KIẾN TƯ VẤN
1. Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam
1.1. Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế
Theo quy định của Luật đầu tư 2014, Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
1.2. Tỷ lệ sở hữu vốn
Luật đầu tư 2014 quy định, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định điểm a và điểm b, thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.3. Phạm vi hoạt động và điều kiện khác
Ngoài điều kiện về hình thức hình thức đầu tư nhà đầu phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật chuyên ngành của Việt Nam.
Kết luận: Mặc dù Nhà đầu tư dự kiến mua lại công ty kinh doanh lĩnh vực không bị hạn chế đầu tư, nhưng Nhà đầu tư cần phải đáp ứng điều kiện về hình thức mua cổ phần, vốn góp của tổ chức kinh tế, không thuốc các trường hợp bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn và phải đáp đứng các điều kiện liên quan đến phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật chuyên ngành của Việt Nam.
Nhà đầu tư cần lưu ý, đối với ngành nghề Việt Nam cam kết không hạn chế đầu tư cần xem xét thêm ngành nghề đó có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Vì trong trường hợp mua lại doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà nhà đầu tư vẫn muốn tiếp tục hoạt động ngành nghề đó thì cần phải tiếp tục duy trì việc đáp ứng các điều kiện.
2. Những lưu ý khi đầu tư dưới hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và mua vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế
2.1. Những lưu ý khi đầu tư dưới hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau đây về: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định; Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các trường hợp đầu tư thành lập tồ chức kinh tế phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư như sau:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Hiện tùy theo kế hoạch và mục tiêu của nhà đầu tư để quyết định thực hiện việc đăng ký mới hay mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn chung thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay tương đối thuận lợi, nên không phải là một rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
2.2. Những lưu ý khi đầu tư dưới hình thức đầu tư mua vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế
Khi đầu tư dưới hình thức mua vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế nhà đầu tư phải đáp ứng những điều kiện đã phân tích tại Mục 1 thưu tư vấn.
Đồng thời nếu thuộc các trường hợp sau nhà đầu tư phải thực thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế dưới đây này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Về thủ tục pháp lý thay vì việc đăng ký dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận mua lại vốn góp, mua lại cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi được chấp thuận mua lại thì phải thực hiện thủ tục thông báo lên phòng đăng ký đầu tư về danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan.
Kết luận: Tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh, Nhà đầu tư có thể đánh giá hai hình thức đầu tư nêu trên. Từ đó quyết định phương án về hình thức đầu tư.
Trên đây là tư vấn của IPIC về yêu cầu tư vấn của quý khách sẽ tiếp tục tư vấn lộ trình thực hiện và điều kiện hoạt động đối với các mục tiêu trên.
Trên đây là tư vấn sơ bộ và đề xuất dịch vụ của IPIC liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng để Quý khách hàng xem xét và quyết định. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Trân trọng!
CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC
Giám đốc
(Đã ký)
Nguyễn Trinh Đức
Tham khảo nội dung liên quan:
Tư vấn thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư Hàn Quốc
Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tư vấn du học và dịch vụ liên quan
Tư vấn thành lập công ty kinh doanh khu vui chơi trể em có vốn đầu tư nước ngoài
Tư vấn thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất
Thành lập trung tâm giới thiệu việc làm và ngoại ngữ có vốn đầu tư Nhật Bản