Nhằm mục đích giúp đỡ nhà đầu tư nắm bắt được chính sách đầu tư của Việt Nam liên quan đến các lĩnh vực ưu đãi đầu tư của Việt Nam. Công ty Luật IPIC tiến hành hệ thống lại các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư và ưu đãi đầu tư và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam đến thời điểm 2020.
Những nội dung chúng tôi viết là những nội dung đã được chúng tôi tìm hiểu và hế thống lại quy định pháp luật Việt Nam liên quan: Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Công ty Luật IPIC dành nhiều tâm huyết để thực hiện các bài viết này không nằm ngoài mục đích là giúp đỡ nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về môi trường đầu tư của Việt Nam, qua đó góp phần vào việc thu hút đầu tư tại Việt Nam.
Sau đây là nội dung chi tiết về đến điều kiện đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tục ưu đãi đầu tư liên quan Kinh doanh cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
I. Điều kiện đầu tư thuộc lĩnh vực “Kinh doanh cơ sở trợ giúp xã hội” được quy định tại.
1.1. Văn bản pháp luật:
- Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể, quản lý cơ sở trợ giúp xã hội;
1.2. Theo quy định của pháp luật, trong danh mục các ngành nghề Kinh doanh cơ sở trợ giúp xã hội thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
1.2.1. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội:
1. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
4. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
6. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
7. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội:
- Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.
3. Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Những người không thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện).
5. Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
1.2.3. Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội:
- Cơ sở có một số hoặc các nhiệm vụ sau:
1. Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp
a) Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;
b) Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác;
c) Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại.
2. Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
3. Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
4. Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
5. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng.
6. Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
7. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
9. Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực
a) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;
b) Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
c) Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.
10. Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
11. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
12. Phát triển cộng đồng
a) Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;
b) Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền;
c) Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội.
13. Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.
14. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
15. Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
16. Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở.
17. Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
1.2.3. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội.
1. Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương án thành lập cơ sở.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
b) Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
7 Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Tham khảo các bài viết tương tự:
II. Quy định về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Kinh doanh cơ sở trợ giúp xã hội.
Đầu tư ngành nghề liên quan đến “Kinh doanh cơ sở trợ giúp xã hội” được ưu đãi khi tiến hành đầu tư như sau:
STT |
Hình thức ưu đãi |
Nội dung ưu đãi |
Cơ sở pháp lý |
1 |
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp |
Thuế suất: 10% đối với Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
|
Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. |
2 |
Ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu |
Miễn thuế nhập khẩu đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư;
|
Điều 12 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC năm 2015; |
3 |
Ưu đãi tiền thuê đất |
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản: theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản nêu trên: a) Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường. b) Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. c) Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. d) Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. |
Khoản 2 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP |
Tin tức của công ty Luật IPIC:
Vấn đề pháp lý và những tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thường gặp
III. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư.
Theo quy định tại điều 17 Luật đầu tư cụ thể như sau: “1. Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 2. Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.”
Như vậy với quy định như trên đối với dự án đầu tư được Cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc xin cấp quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư cần chủ động đề nghị xin ưu đãi đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét ghi ưu đãi đầu tư ngay trong giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư.
Nội dung tư vấn liên quan:
Trên đây là một số nội dung chia sẽ kiến thức kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH IPIC liên quan đến điều kiện đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tục ưu đãi đầu tư liên quan Kinh doanh cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng!
L.s Nguyễn Trinh Đức