Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

09 /042020

Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

       Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết WTO của Việt Nam khi thực hiện đầu tư, thành lập công ty tại Việt Nam. Các bài viết trước trước đây liên quan lĩnh vực này của cơ quan nhà nước, các công ty Luật đã lỗi thời do việc thay đổi các quy định của pháp luật, hoặc chưa đầy đủ. Chính vì thế Công ty Luật IPIC đã thực hiện hệ thống lại chi tiết cam kết WTO của Việt Nam về các lĩnh vực đầu tư và quy định của Pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam đến thời điểm năm 2020.

Dưới đây là nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

1. Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

Đối với Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212), theo biểu Cam kết Thương mại Dịch vụ của WTO quy định:

“a, Thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam:

Sau 2 năm kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờ Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Như vậy, để thực hiện kinh doanh dịch vụ trên, Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư bằng hình thức liên doanh và số vốn pháp định không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của dự án. Số lượng thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu reo cờ Việt Nam không được vượt quá 1/3 định biên của tàu.

Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất bắt buộc phải là công dân Việt Nam. 

“Các hình thức hiện diện thương mại khác để cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế: Ngay sau khi gia nhập, các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 51%. Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động từ (1) tới (5) như mô tả dưới đây: 1. Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ; 2. Đại diện cho chủ hàng; 3. Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu; 4. Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển; và 5. Cung cấp dịch v ụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp.

Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thực hiện các hoạt động (6) và (7) sau: 6. Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu. 7. Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển. Số lượng liên doanh do các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập tại thời điểm gia nhập không được vượt quá 5. Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, không hạn chế số lượng liên doanh”.

Như vậy, các công ty vận tải biển nước ngoài thực hiện các hoạt động ở Việt Nam liên quan tới hàng hóa do các công ty đó vận chuyển và cần thiết để cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp cho khách hàng thì: Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, nghĩa là đến ngày 11/01/2012, thì cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện dịch vụ trên. Tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể đầu tư bằng hình thức liên doanh với số lượng liên doanh không hạn chế.

Tham khảo thư tư vấn liên quan:

Tư vấn thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài tại Hà Nội;

Tư vấn thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư Hàn Quốc;

Tư vấn thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực đại lý vận tải hàng hoá;

Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho thuê xe ô tô;

Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch đại lý vận tải.

2. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

STT

MỤC TIÊU DỰ ÁN

TÊN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

MÃ NGÀNH

1

Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211)

Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

5011

2

Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212)

Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

5012

3. Quy định của pháp luật đối với Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

          Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212) nằm trong dịch vụ Logistics. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP thì: Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics:

          "Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

         Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử. thì không có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam”.

           Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

          - Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

            - Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

            Như vậy, pháp luật Việt Nam không có quy định khác so với Cam kết WTO, tuy nhiên có bỏ sung về việc Nhà đầu tư nước ngoài có thể hiện diện thương mại tại Việt Nam bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam.

4. Thực tiễn đăng ký đầu tư đối với Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

          Hiện nay, đối với việc đăng ký đầu tư đối với mục tiêu Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212) được IPIC thực hiện tại cơ quan đăng ký đầu tư đúng thời hạn cam kết, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư tiến hành kinh doanh.

Tham khảo bài viết cam kết WTO liên quan:

Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212);

Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671); Dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672); Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673); Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (CPC 8674).

Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748).

          Trên đây là một số nội dung chia sẽ kiến thức kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH IPIC. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Trân trọng!

Ls. Nguyễn Trinh Đức

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.