Các trường hợp áp dụng điều kiện đầu tư và thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
i) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Thành lập công ty, hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân khác như trường học, bệnh viện, phòng khám đa khoa,…..);
ii) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế (Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp của doanh nghiệp tại Việt Nam);
iii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Việc đầu tư không thành lập pháp nhân mới, mọi hoạt động và điều kiện, quyền nghĩa vụ được điều chỉnh bởi hợp đồng ký kết các bên);
iv) Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác (hình thức đầu tư này có thể dẫn tới kết quả là thành lập pháp nhân mới hặc mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam tùy thuộc vào trường hợp cụ thể);
V) Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
>>>> Tham khảo dịch vụ: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quy định các loại điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng thời theo đó, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP này áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Nội dung của Nghị định quy định rõ về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Thứ nhất là, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định này gồm:
I, Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế (Hiện nay một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn bị hạn chế lên quan đến tỷ lệ sở hữu vốn đều lệ trong công ty hoạt động các lĩnh vực Dịch vụ Kiểm Toán, Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp);
ii) Điều kiện về hình thức đầu tư (Hiện có các hình thức đầu tư sau, Thàn lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài, Đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần, đầu tư theo hợp đồng PPP, Đầu tư theo hợp đồng BCC, và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
ii) Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư (Phạm vi hoạt đồng gồm phạm vi lĩnh vực hoạt động và phạm vi lãnh thổ, về lĩnh vực tôi gửi kèm theo danh mục các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
iv) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư (Đối tác Viêt Nam chủ yếu được quy định liên quan đến năng lực kinh nghiệm đối với một số ngành nghề nhất định);
v) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư (Hiện này các quy định điều kiện đầu tư có hiệu lực phải là quy định có trong luật, pháp lệnh, nghị định, và các cam kết Việt Nam, nhà đàu tư lưu ý cam kết WTO của Việt Nam và Các Hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam ký kết với quốc gia là quốc tịch của nhà đầu tư).
Quy định nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:
i) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó;
ii) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó;
iii) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;
iv) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;
v) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;
vi) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ quy định này và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.
Tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư Nguyễn Trinh Đức trên bao pháp Luật trực thuộc bộ tư pháp.
.