Nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước thành viên hiệp định thương mại CPTPP được thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong Dịch vụ thông quan và logistic.

31 /082021

Nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước thành viên hiệp định thương mại CPTPP được thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong Dịch vụ thông quan và logistic.

Dịch vụ thông quan và logistic là một trong những lĩnh vực hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo cam kết WTO của Việt Nam cũng như các hiệp định thương mại song phương và đa phương khác. Theo đó các nhà đầu tư đến từ các quốc gia là thành viên của các hiệp định thương mại của Việt Nam đều phải thực hiện theo lộ trình hạn chế tiếp cận thị trường trong đó chủ yếu buộc phải có liên doanh với nhà đầu tư của Việt Nam thì mới có thể tiến hành đầu tư kinh doanh được tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên đối với nhà đầu tư là thành viên của hiệp định thương mại CPTPP gồm 11 nước thành viên Nhật Bản, Canada, Australia, Việt Nam, New Zealand, Singapore, Mexico, Peru, Brunei, Chile và Malaysia khi tiến hành đầu tư thành lập doanh nghiệp Kinh doanh dịch vụ logistics được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một điểm mới quan trọng mà nhà đầu tư đến từ 11 nước thành viên CPTPP cần quan tâm khi tiến hành đầu tư lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Cụ thể chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về cam kết dịch vụ Kinh doanh dịch vụ logistics trong hiệp định thương mại CPTPP để làm rõ hơn nội dung trên.
Cam kết về Dịch vụ thông quan và logistic theo Hiệp định CPTPP
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
- Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago - Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Riêng đối với CPTPP, tổ chức đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương với 11 quốc gia thành viên và đang áp dụng các nguyên tắc đã được ký kết bởi Hiệp định CPTPP.
- Việt Nam khi tham gia ký kết CPTPP cũng đã Cam kết những Điều kiện đầu tư đối với các thành viên của CPTPP trong lĩnh vực Dịch vụ thông quan và logistics.
- Đối với Dịch vụ thông quan và logistics, việc Nhà đầu tư của 10 thành viên CPTPP nên áp dụng theo Cam kết về Đầu tư của Việt Nam trong CPTPP để được hưởng những ưu đãi cũng như thuận lợi nhất về lĩnh vực này. Cụ thể như sau:
- CPTPP cam kết với “Dịch vụ thông quan và logistic” như sau: “Cho phép 100% vốn nước ngoài”.
Như vậy, đối với “Dịch vụ thông quan” thì đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ 100% tỷ lệ vốn góp của mình trong doanh nghiệp. 
Riêng đối với dịch vụ logistics, CPTPP đã khái quát các dịch vụ liên quan đến logistic bằng cam kết chung cho toàn dịch vụ logistic. Trong đó, dịch vụ logistic bao gồm các dịch vụ sau: Dịch vụ kho bãi (CPC 742); Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748); Các dịch vụ khác (một phần của CPC 749). Hiện, CPTPP đã Cam kết Nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ 100% tỷ lệ vốn góp của mình trong doanh nghiệp. 
Tuy nhiên, CPTPP cũng vẫn còn Cam kết một phần đối với các dịch vụ có liên quan đến logistics như sau:
+ Dịch vụ vận tải biển (bao gồm Vận tải hành khách (CPC 7211) và Vận tải hàng hóa (CPC 7212): “Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa bằng đội tàu treo cờ Việt Nam ngoại trừ thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%. Ngoài ra, thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu không được vượt quá 1/3 tổng số thuyền viên. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam”.
+ Dịch vụ xếp dỡ công ten nơ, ngoại trừ dịch vụ cung cấp ở các sân bay (CPC 7411): Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ ngoại trừ thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 50%.
+ Dịch vụ đại lý tàu biển: Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển ngoại trừ thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%.
+ Vận tải thủy nội địa (bao gồm Vận tải hành khách (CPC 7221) và Vận tải hàng hóa (CPC 7222)): Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải thủy nội địa ngoại trừ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%.
+ Dịch vụ vận tải đường sắt (bao gồm Vận tải hành khách (CPC 7111) và Vận tải hàng hóa (CPC 7112)): Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt ngoại trừ thông qua một liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%. Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hàng khách đường sắt.
+ Dịch vụ vận tải đường bộ (bao gồm Vận tải hành khách (CPC 7121+7122) và Vận tải hàng hóa (CPC 7123)): Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa đường bộ ngoại trừ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%. Trong trường hợp vận tải hàng hóa đường bộ, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường, hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài có thể được nâng lên nhưng không vượt quá 51%. 100% lái xe trong liên doanh phải là công dân Việt Nam.
Như vậy, đối với Dịch vụ thông quan và logistic (Dịch vụ kho bãi (CPC 742); Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748); Các dịch vụ khác (một phần của CPC 749)) được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, CPTPP vẫn Cam kết một số lĩnh vực (đã nêu trên) và không có gì thay đổi so với những cam kết trước đây của Việt Nam. Nhà đầu tư phải thực hiện đúng nhưng quy định hạn chế tiếp cận thị trường của Việt Nam đã cam kết theo các hiệp định trước đây đã ký kết.
Như vậy. “Dịch vụ thông quan và logistic” nhà đầu tư đến từ 11 quốc gia CPTPP đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này được phép đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đây là bãi bỏ lớn nhất và thuận tiện nhất cho Nhà đầu tư của 11 nước ký kế CPTPP, cũng như tiền đề để các quốc gia 

Trên đây là nội dung bài viết về Nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước thành viên hiệp định thương mại CPTPP được thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong Dịch vụ thông quan và logistic. 
Để được tư vấn Quý khách vụi lòng liên hệ với công ty TNHH IPIC.
Luật Sư Nguyễn Trinh Đức - Giám đốc.
Mobile:0936342668.
Mail:info@ipic.vn;trinhduclawyer@gmail.com.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.