Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch là một trong những lĩnh vực hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo cam kết WTO của Việt Nam cũng như các hiệp định thương mại song phương và đa phương khác. Theo đó các nhà đầu tư đến từ các quốc gia là thành viên của các hiệp định thương mại của Việt Nam đều phải thực hiện theo lộ trình hạn chế tiếp cận thị trường trong đó chủ yếu buộc phải có liên doanh với nhà đầu tư của Việt Nam thì mới có thể tiến hành đầu tư kinh doanh được tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên đối với nhà đầu tư là thành viên của hiệp định thương mại CPTPP gồm 11 nước thành viên Nhật Bản, Canada, Australia, Việt Nam, New Zealand, Singapore, Mexico, Peru, Brunei, Chile và Malaysia khi tiến hành đầu tư thành lập doanh nghiệp Kinh doanh dịch vụ logistics được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một điểm mới quan trọng mà nhà đầu tư đến từ 11 nước thành viên CPTPP cần quan tâm khi tiến hành đầu tư lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Cụ thể chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về cam kết Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch trong hiệp định thương mại CPTPP để làm rõ hơn nội dung trên.
Cam kết về Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch theo Hiệp định CPTPP
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
- Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago - Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Riêng đối với CPTPP, tổ chức đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương với 11 quốc gia thành viên và đang áp dụng các nguyên tắc đã được ký kết bởi Hiệp định CPTPP.
- Việt Nam khi tham gia ký kết CPTPP cũng đã Cam kết những Điều kiện đầu tư đối với các thành viên của CPTPP trong lĩnh vực Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch.
CPTPP cam kết với “Dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471)” như sau: “Chỉ được đầu tư nước ngoài để đưa khách vào du lịch Việt Nam và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam”.
Như vậy, Việt Nam đã cam kết cho phép các Nhà đầu tư nước ngoài thuộc các nước thành viên của Hiệp định CPTPP được phép đầu tư, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam mà không bị áp dụng điều kiện về hình thức đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài. Như vậy, hạn chế liên doanh đã bị bãi bỏ theo CPTPP. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện: Chỉ được đầu tư nước ngoài để đưa khách vào du lịch Việt Nam và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.
Lĩnh vực Dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch là ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành tại Việt Nam. Do đó, Nhà đầu tư sau khi đáp ứng điều kiện xin cấp phép theo quy định pháp luật đầu tư thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động, Giấy phép khác (nếu có) theo quy định pháp luật chuyên ngành của Việt Nam.
Trên đây là nội dung bài viết về Nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước thành viên hiệp định thương mại CPTPP được thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch.
Để được tư vấn Quý khách vụi lòng liên hệ với công ty TNHH IPIC.
Luật Sư Nguyễn Trinh Đức - Giám đốc.
Mobile:0936342668.
Mail:info@ipic.vn;trinhduclawyer@gmail.com.