Đầu tư ra nước ngoài

29 /122016

Đầu tư ra nước ngoài

IPIC là công ty Luật chuyên tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, thương mại và sở hữu trí tuệ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động, chúng tôi đã tư vấn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có nhiều khách hàng khó tính như, Mobifone, Topica, DKT, Sam Sung, Pan- pacific, SBI Halding, KenMec.

>>XEM PROFILE CỦA IPIC

Xem Luật sư Nguyễn Trinh Đức tư vấn góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

 

I. Văn Bản pháp luật tra cứu để tìm hiểu thủ tục đầu tư ra nước ngoài

(1)Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

(2)Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

(3)Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

(4)Nghị định 83/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 09 năm 2015.

II. Những vấn đề lưu ý khi đầu tư ra nước ngoài

1.  Những quy định chung đầu tư ra nước ngoài

Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.

2. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc của pháp luật liên quan, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

-Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

-Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

-Có quyết định đầu tư ra nước ngoài;

-Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

3.1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư như sau:

1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

3.2. Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp chủ trương đâu tư thì thủ tục như sau: Theo quy định của Luật Đầu tư, khi có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài thì Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư ra nước ngoài tới Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày làm việc Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Lưu ý: Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án phải có quyết định chủ trương của Quốc Hội thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Hồ sơ

- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài:

+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

+ Đề xuất dự án đầu tư

+ Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài;

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.( Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ).

- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư không thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài:

+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài;

+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.( Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ).

5. Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp

-Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

-Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

-Xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư tại Ngân hàng thương mại số dư lớn hơn hoặc bằng số tiền mà nhà đầu tư dự kiến đấu tư;

-Văn bản xác nhận của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

-Cam kết thu xếp ngoại tệ của ngân hàng thương mại;

-Các giấy tờ khác theo yêu cầu (Nếu có).

6. Thời gian thực hiện

(1)Soạn thảo hồ sơ trong thời gian 03 ngày làm việc;

2)Thời gian thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

-Đối với dự án thuộc vốn trên 20 tỷ là 45 ngày làm việc.

-Đối với dự án vốn dưới 20 tỷ là 30 ngày làm việc;

7. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

 Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

8. Những vấn đề cần quan tâm sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

- Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài

Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

- Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư.

2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

- Chuyển lợi nhuận về nước

1. Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 của Luật này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

- Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài

1. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

III. Dịch vụ tư vấn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

1. Công việc IPIC Group thực hiện:

- Tư vấn các quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

- Soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết cho việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết hồ sơ.

- Đại diện Quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Thời gian thực hiện.

- Thời gian soạn thảo hồ sơ pháp lý trong vòng 3 ngày làm việc.

- Thơi gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc vốn trên 20 tỷ là 45 ngày làm việc.

- Thơi gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án vốn dưới 20 tỷ là 30 ngày làm việc;

IPIC Group cam kết thực hiện đúng nội dung, lộ trình thời gian theo đúng cam kết với khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.