Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế nghị định 23/2007/NĐ-CP. Trong đó quy định cách cụ thể hơn về điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa đối với nha đầu tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- THAM KHẢO NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 09/2018/NĐ -CP
Theo điều 9 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định bốn (4 ) trường hợp khác nhau hoạt động mua bán hàng hóa đối với nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
Trường hợp 1: là trường hợp phổ biến nhất cũng đồng thời là trường hợp được nhiều nhà đâu tư quan tâm nhất: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
So với nghị định 23/2007/NĐ-CP thì trường hợp này không có sự thay đổi mà vẫn giử nguyên điều kiện thành lập
Trường hợp thứ 2: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
b) Đáp ứng tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Như vậy với các têu chí trên chúng ta thấy rằng tính định lượng đối với trường hợp này không rõ ràng mà phụ thuộc vào ý chí đánh giá và từng thời điểm của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp 3: Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại trường hợp 2 nêu trên.
Với tiêu chuẩn như trên việc xin giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc vào từng yếu tố chủ quan của cơ quan cấp phép cũng như khả năng của từng nhà đầu tư.
Trường hợp thứ 4: Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
- Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó
trường hợp thứ 4 là điểm mới trong nghị định 09/2018/NĐ-CP, việc quy định như trên tạo điều kiện phù hợp hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể đối với các sản phẩm trong trường hợp thứ tư này chủ yếu là Việt Nam cam kết trong WTO không cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện phân phối tại Việt Nam, tuy nhiên do thực tiển cam kết trên nhiều lúc tạo ra sự bất lợi cho chính Việt Nam, do vậy để đáp ứng thực tiển trong những trường hợp cụ thể nghị định 09/2018/NĐ-CP đã có hướng mở để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động các sản phẩm trên. trên cơ sở phải có giấy phép và phải có ý kiến đồng ý của Bộ Công Thương.
Như vậy nghị định 09/2018/NĐ-CP đã quy định tương đối chi tiết và hướng có lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài so với nghị định 23/2007/NĐ-CP. Với những quy định thuận lợi trên hy vọng các nhà đầu tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng hoạt động tốt hơn tại thị trường Việt Nam và đóng góp tốt hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam.
Trên đây là nội dung tóm tắt và đánh giá của Luật sư: Nguyễn Trinh Đức
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ với công ty Luật IPIC