Bảy điểm mới của nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

20 /012018

Bảy điểm mới của nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế nghị định 23/2007/NĐ-CP. Điểm đặc biệt là nghị định này ban hành ngày 15/01/2018 và có hiệu lực cùng ngày.

So với nghị định nghị định 23/2007/NĐ-CP thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ hơn và cũng đã giải thích rõ ràng hơn  về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó nhiều điềm mới theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động kinh doanh  liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Sau đây công ty luật IPIC tổng hợp 7 điểm mới quan trọng nhất của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, hy vọng đây là cú híc để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của việt nam. 

 

Những điểm mới của Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

1. Đối với lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn thì không phải làm giấy phép kinh doanh  trừ trường hợp sản phẩm là dầu mỡ bôi trơn theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 9, trước đây theo quy định nghị định 23/2007/NĐ-Cp phải xin giấy phép và có ý kiến đồng ý của bộ công thương;

2. Đối với hoạt động bán lẻ phải xin giấy phép kinh doanh sở công thương cấp và chỉ xin ý kiến bộ công thương đối với sản phẩm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình, sách báo và tạp chí, xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Trước đây  theo nghị định 23/2007/NĐ-Cp bắt buộc phải có ý kiến của bộ công thương liên quan đến các sản phẩm phân phối bán lẻ;

3. Thẩm quyền cấp giấy phép thuộc sở công thương, theo nghị định 23/2007/NĐ-Cp theo thẩm quyền ủy ban nhân dân tỉnh;

4. Các lĩnh vực liên quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa khác đều phải có giấy phép kinh doanh và phải hỏi ý kiến bộ công thương theo nghị định 23/2007/NĐ-Cp trước đây quy định chưa rõ;

5. Chỉ trường hợp bán lẻ liên quan đến dầu mỡ bôi trơn theo  điểm c khoản 1 điều 5 thì mới hỏi ý kiến bộ chuyên ngành tuy nhiên không rõ bộ nào chuyển ngành trong trường hợp này, theo nghị định 23/2007/NĐ-Cp chưa quy định rõ;

6. Thời gian tiến hành rút ngắn còn 10 ngày đối với trường hợp không phải hỏi ý kiến bộ công thương và bộ chuyên nghành, trong trường hợp  hỏi ý kiến thời gian giải quyết là 28 ngày, theo nghị định 23/2007/NĐ-Cp tổng thời gian 45 ngày như vậy đã giảm được 17 ngày;

7. Ngoài ra một số tiêu chuẩn trong nghị định 09/2018/NĐ-Cp không thể định lượng nên lưu ý khi triển khai cần trao đổi kỷ với chuyên viên tránh trường hợp phải giải trình nhiều.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.