3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2020 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN.

18 /122020

3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2020 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN.

Có nhiều hình thức đầu tư được Quy định tại Luật đầu tư 2020, một trong số đó là hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Hình thức này được đánh giá là một hình thức đầu tư khá phổ biến hiện nay mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm thực hiện. Theo Luật đầu tư 2020 thì được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ các quy định, điều kiện sau đây:
1.    Điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;
“Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài” là một trong những nội dung mới lần đầu được ghi nhận tại Luật đầu tư 2020. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện này gồm: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chính phủ sẽ ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài để áp dụng khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành. Khi có Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sau khi được Chính phủ ban hành sẽ tiết kiệm được thời gian tra cứu điều kiện của nhà đầu tư cũng như quá trình thẩm định hồ sơ cấp phép của cơ quan đăng ký đầu tư do không còn phải xin ý kiến đổi với các ngành, nghề đã có trong Danh mục. Trong trường hợp mà pháp luật Việt Nam không có quy định, nhưng các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định thì nhà đầu tư vẫn được áp dụng theo quy định tại điều ước quốc tế đó.
2.    Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
Xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo đảm quốc phòng an ninh, do vậy nhà nước ta đã lần đầu tiên đưa vào Luật đầu tư quy định điều kiện ràng buộc về đảm bảo Quốc phòng, an ninh trong hoạt động đầu tư, cụ thể là trong việc cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, Luật đầu tư mới đã hoàn thiện, bổ sung các công cụ cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, bảo đảm an ninh quốc phòng theo hướng xem xét các điều kiện an ninh, quốc phòng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư ở đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển hoặc các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
3.    Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Một điều kiện nữa mà Luật đầu tư quy định để nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt nam là tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Như vậy, Luật đầu tư mới đã hoàn thiện, bổ sung các công cụ cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, bảo đảm an ninh quốc phòng theo hướng xem xét các điều kiện an ninh, quốc phòng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư ở đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển hoặc các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng. Đối với việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải đáp ứng các điều kiện này có thể phần nhiều là sẽ phải xin ý kiến của Bộ Quốc Phòng hoặc/và Bộ Công An hoặc/và Bộ Ngoại Giao trước khi được chấp thuận cho phép thực việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Như vậy có thể thấy, trước đây tại Luật Đầu tư 2014, không có quy định cụ thể về điều kiện đối với việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Việc đầu tư vào Việt Nam sẽ thực hiện theo các quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp có quy định khác giữa điều ước quốc tế và quy định của Luật này thì được ưu tiên áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Đầu tư 2014. Đặc biệt, đối với các ngành, nghề kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thì cần phải tiến hành xin ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Đến Luật đầu tư 2020 đã quy định rõ điều kiện nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Với quy định điều kiện này thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần nhìn vào Danh mục và hai quy định còn lại là biết được có thể thực hiện đầu tư tại Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hay không, mà không cần phải tra cứu các điều ước quốc tế cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là những quy định pháp luật cơ bản về điều kiện để thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế theo Luật đầu tư 2020. IPIC hân hạnh được đưa đến các thông tin pháp luật về đầu tư chính xác và kịp thời để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Với đội ngũ luật sư, tư vấn viên có năng lực và nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực thiện thủ tục lĩnh vực đầu tư, Công ty Luật TNHH IPIC sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư những tư vấn cùng giải pháp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Luật Sư Nguyễn Trinh Đức - Giám đốc.
Điện Thoại: (04) 73018886 - (04) 73028886; Mobile: 0936342668.
Mail: info@ipic.vn; trinhduclawyer@gmail.com.
Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.