Nội dung trao đổi Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình của Luật sư Nguyễn Trinh Đức với báo Phapluatplus.vn

19 /052018

Nội dung trao đổi Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình của Luật sư Nguyễn Trinh Đức với báo Phapluatplus.vn

Bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

Quyền của người thứ ba ngay tình được quy định xuyên suốt từ Bộ Luật Dân sự 1995, 2005 và Bộ Luật dân sự 2015. Tuy nhiên Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định tiến bộ vượt bậc về quyền của người thứ ba ngay tình trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình  Chúng ta cùng làm rõ những nội dung sau đây để chứng minh nhân định trên.

Câu hỏi 1: Thưa luật sư Nguyễn Trinh Đức theo Luật sư cho biết thế nào là chiếm hữu ngay tình?

Như vậy chúng ta cần làm rõ thế nào là chiếm hữu ngay tình.

Theo khoản 1 điều 179 Bộ Luật dân sự 2015 chiềm hứu là: "Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản."  Và điều 180 bộ luật dân sự 2015 chiếm hữu ngay tình là " việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu."

Có thể nói việc đưa ra khái niệm như trên là một bước tiến của bộ Luật dân sự 2015, trước đây bộ luật dân sự 2005 thậm chí chưa có khái niệm chiếm hữu ngay tình. Chúng ta cùng phân tích quy định của điều 189 bộ luật đân sự năm 2005 để làm rõ  nội dung trên.

Cụ thệ theo điều 189 Bộ Luật dấn sự 2005 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

"Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật."

Như vậy trước đây không có khái niệm về người chiếm hữu ngay tình mà chỉ có khái niệm về người chiếp hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngày tình, dẫn đến rất nhiều người hiểu nhầm là chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Điều này dẫn đến một thực tế là chúng ta hiểu và áp dụng sai quyền lợi của người thứ ba ngay tình.

Câu hỏi 2: Luật sư có thể phân tích rõ hơn căn cứ để một người tin rằng mình có quyền đối với tài sản chiếm hữu? Thế thì một người bình thường căn cứ mình có quyền đối với tài sản dựa vào cái gì?

"việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu."

Hiện pháp luật không viện dẫn liệt kê về căn cứ một người tin rằng mình chiếm hữu ngay tình tuy nhiên có thể được hiễu như sau:

Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định (Có thể do cơ quan nhà nước, hặc tòa án quyết định công nhận)".

Để mội người tin rằng việc chiếm hữu của mình ngay tình thì phải căn cứ vào điều 165 của bộ luật dân sự 2015, hay nói cách khác chỉ cần xuất phát một trong điều kiện quy định tại khoản 1 điều này có thể tin răng mình chiếm hữu ngay tình.

Hơn nữa theo quy định tại điều 184 Bộ Luật Dân sự 2015 suy đoán về quyền và tình trạng của người chiếm hữu.

"1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."

Đây là một quy định mới của bộ Luật Dân sự 2015 theo đó người chiếm hữu luôn suy đoán là ngay tình và họ không có nghĩa vụ chứng minh họ chiếm hữu ngay tình. Trách nhiệm chứng minh thuộc về bên cho rằng họ không chiếm hữu ngay tình.

Câu 3: Pháp luật chúng ta bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào thưa luật sư?

Một trong nhưng điểm mới của bộ luật dân sự năm 2015 là bảo vệ quyền của người chiếm hữu ngay tỉnh khi hợp đồng giao dịch dân sự vô hiệu.

Theo quy định tại điều 133 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì:

"Bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại."

Với quy định như trên ta thấy rằng khoản 1 điều 133 Bộ Luật Dân sự năm 2015 không gì mới so với quy định của Khoản 1 điều Điều 138 bộ luật dân sự 2005 " Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này". Lý do điều 167 Bộ luật dân sự 2015 và điều 257 Bộ Luật dân sự 2005 cũng giống nhau.

Điểm tiến bộ nằm ở chính khoản 2 điều 167 của bộ Luật Dân sự 2015. Tại khoản 2 có hai điểm mới đó là : Thứ nhất không mặc nhiên xem giao dịch với người thứ ba ngay tình bị vô hiệu nếu tài sản được đăng ký mà người thứ 3 ngay tình dựa vào tài sản đăng ký của người giao dịch để thực hiện giao dịch đó thì không bị vô hiệu. Như vậy có thể khẳng định là giao dịch đối với bên thứ 3 ngay tình theo quy định của Luật dấn sự 2015 không mặc nhiên vô hiệu. Khác với quy định 2015 đương nhiên được hiểu là vô hiệu vì không có căn cứ pháp luật.

Một phần quy định phần sau khoản 2 điều 133 Bộ luật dân sự 2015 quy định "Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa." Như vậy nội dung này gần như tương tự với quy định tại khoản 2 điều 257 của bộ luật dân sự năm 2005.

Tóm lại Bộ luật dân sự 2015 không mặc nhiên xem giao dịch với người thứ ba ngay tình là vô hiệu đồng thời đối với tài sản giao dịch chỉ cần quy định có đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là giao dịch đó không vô hiệu. Khác với quy định của bộ luật dân sự 2005 bắt buộc phải có quyền quyết định hoặc bản án của cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với tài sản của bên giao dịch với người thứ ba ngay tình. Tuy nhiên cả bộ luật 2015 và 2005 đều thừa nhận chỉ những giao dịch của người thứ ba ngay tình đáp ứng được các điều kiện trong điều luật thì mới không bị vô hiệu. Hay nói cách khác không phải bất kỳ giao dịch với người thứ ba ngay tình nào cũng có hiệu lực.

Mặt khác chúng ta hiễu rằng trong trường hợp giao dịch với người thứ ba ngay tình không đáp ứng các điều kiện trên để có hiệu lực thì giao dịch đó vô hiệu.

Trong khoản 3 cũng khẳng định "Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại." Với quy định tại khoản 3 này vừa khẳng định cách rõ ràng là chủ sở hữu đã mất quyền đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình đồng thời hướng dẫn chủ sở hữu bảo vệ quyền của mình bằng cách là yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên theo quy định tại khoản ba điều 133 này thì có yếu tố "yêu cầu chủ thể có lỗi" dẫn đến việc giao dịch với người thứ ba phải hoàn trả. Theo quan điểm thì xác đĩnh lỗi trong trường hợp này là không cần thiết.

Câu 4: Trong trường hợp nếu giao dịch dân sự với người chiếm hữu ngay tình bị vô hiệu thì pháp luật thì pháp luật bảo vệ người chiếm hữu ngay tình như thế nào?

Cụ thể theo quy định của điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Nói như vậy để thấy răng trong mọi hoàn cảnh người thứ ba ngay tình luôn được pháp luật bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình, tuy nhiên chúng ta lưu ý rằng quyền người thứ ba ngay tình phải được đặt bên cạnh các quyền khác của chủ sỡ hữu, việc bảo vệ quyền chiếm hữu ngay tình không làm mất đi, hay mâu thuẩn với quyền của chủ sở hữu. (Chúng tôi sẽ có bài viết chi tiết hơn về việc giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vôn hiệu).

Câu 5: Việc bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình có làm mất đi hay hạn chế quyền của chủ sở hữu tài sản không thưa luật sư?

Chúng ta phải khẳng định pháp luật của chúng ta luôn bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Việc này đã được quy định trong hiến pháp và khẳng định trong bộ luật dân sự. Việc bảo vệ người chiếm hữu ngay tình nó là hình thức bảo vệ tài sản của người chiếm hữu ngay tình có được. Đối với người sở hữu tài sản trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình không bị vô hiệu thì họ có yêu cầu người có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho mình. Việc bồi thường thiệt hại trên cơ sở không làm cho ngưởi sở hữu tài sản phải chịu thiệt thòi. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp người có lỗi không có khả năng bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu phải chịu phần thiệt về mình. Xét cho cùng thì chủ sở hữu có một phần trách nhiệm trong đó.

Khi bị người khác chiềm hữu trái pháp luật thì chủ sở hữu tài sản có quyền sau>

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

Rất cảm ơn Luật sư Nguyễn Trinh Đức

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.