Những kiến thức cơ bản đặt tên công ty khi đăng ký kinh doanh

15 /082016

Những kiến thức cơ bản đặt tên công ty khi đăng ký kinh doanh

Những kiến thức cơ bản đặt tên công ty khi đăng ký kinh doanh.

Việc đặt tên công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, việc đặt tên công ty trước hết phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với văn hóa kinh doanh và khách hàng mục tiêu của công ty. Việc đặt tên doanh nghiệp đúng sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng  đáp ứng được mục tiêu chiến lược kinh doanh lâu dài của công ty, không chỉ đáp ứng môi trường kinh doanh trong nước mà còn hướng tới môi trường kinh doanh quốc tế. Trên cơ sở đó chúng tôi có một số chia sẽ như sau để quý khách hàng có cách nhìn tổng quan về cách đặt tên công ty:

>>> Tham khảo: đăng ký hoạt động nhà hàng có yếu tố nước ngoài

I. Những nguyên tắc đặt tên công ty.

1. Việc đặt tên doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam tên doanh nghiệp buốc phải đáp ứng yêu cầu của luật doanh nghiệp năm 2014 đồng thời không vi phạm các quy định tại điều 39 luật doanh nghiệp 2014. Theo đó tên doanh nghiệp được cấu thành bởi loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, Công ty CP, Công ty HD, Doanh nghiệp tư nhân....., tên riêng là viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. khi đặt tên doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Như vậy, một tên doanh nghiệp tốt phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật.

2. Tên doanh nghiệp phải ngắn gọn, dễ phát âm.

Tên doanh nghiệp bắt buộc phải dễ phát âm và ngắn gọn. Tên doanh nghiệp ngắn gọn, dễ phát âm không chỉ thuận tiến khi bạn làm các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước cũng như trong giao dịch với khách hàng, điều quan trọng là khách hàng rât dể nhớ tên của công ty bạn và tạo thuận lợi cho khách hàng khi họ muốn sử dụng dịch vụ củng như sản phẩm của bạn trên thị trường. Nói cách khác tên doanh nghiệp là bộ phận cấu thành dịch vụ củng như sản phẩm của cong ty bạn, do vậy bạn phải quan tâm đến việc tạo ra cái tên ngắn gọn, dễ phát âm để gây ấn tượng tốt cho khách hàng.

Ví dụ 1. Mẫu chuyện về trao đổi công việc của bên A và B trong buổi nọi chuyện về đối tác của mình.

A: “Hôm nay anh làm ăn với một công ty mới dễ chịu ghê, thái độ phục vụ tốt mà chất lượng hoàn hảo”.

B: “Công ty gì hả anh?

A: “Cái gì mà loằng ngoằng lắm…Không nhớ được. Hôm nào rỗi đi ngang anh chỉ cho”

=> Vậy  nếu tên công ty bạn lòng ngoằng, khó nhớ, “tên dài như cầu Long Biên” thì bạn mất đứt một khách hàng tiềm năng rồi. Bạn cứ nghĩ đến những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới mà xem: Sony, Samsung, Kodak, Philips, Apple……không có cái tên nào “thất điên bát đảo, dài như cầu long biên” cả.

3. Không nên đặt tên mang tính địa danh khu vực để giới hạn phạm vi hoạt động kinh doanh của mình.

Ví dụ “Công ty dịch vụ Cao Bằng” sau một thời gian làm ăn ở tỉnh muốn tiến vào Sài Gòn bình định thiên hạ kể ra cũng khó nhỉ. Ấy là tự cái tên cản trở bước tiến của bạn, là “chưa ra đến chợ đã hết tiền” đó.

4. Phù hợp đối tượng khách hàng và văn hóa thị trường.

Nếu bạn xác định khách hàng của mình chủ yếu là khách hàng trong nước, thì tốt nhất là đặt một tên tiếng Việt nhưng có thể tây hóa được. Cụ thể không nên đặt tên tiếng Việt mà khi phát âm bởi các thanh ?, ~, vì người tây sẽ khó phát âm, bản thân người Việt một số vùng củng khó phát âm.

5. Đặt tên doanh nghiệp gắn với ý tưởng để thiết kế nhãn hiệu.

Tên doanh nghiệp và nhãn hiệu của doanh nghiệp luôn song hành với nhau, do vậy việc đặt tên doanh nghiệp phải lưu ý đến khả năng thiết kế củng như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của công ty. Ví dụ công ty FPT gắn liền với nhãn hiệu FPT, công ty Sámung gắn liền nhãn hiệu Samsung, công ty vietcombank găn liền nhãn hiệu vietcombank.

>>> Tham khảo: thành lập trung tâm ngoại ngữ nước ngoài

II.  Các cách đặt tên: Hiện nay có 4 cách đặt tên phổ biến nhất

1.  Cách đặt tên thứ nhất: là dùng một từ có nghĩa. Cách này được rất nhiều chuyên gia đồng ý vì có thể ngay lập tức mang lại thông tin cô đọng nhất cho khách hàng. Tiêu biểu ở Việt Nam có một số doanh nghiệp chọn được tên rất đẹp là: Nội thất Nhà Đẹp; Bánh mì Ta; Bánh mì Góc Phố; Công ty thời trang Nguyên Tâm (nghĩa là bằng tất cả trái tim – Tên sản phẩm của công ty này là FOCI, là từ tiếng Anh khá sát nghĩa, và có lẽ nổi tiếng hơn nhiều) v.v…Nhưng nhớ đừng dùng những từ quá chung chung và quá phổ biến như Toàn Thắng, Đại Phát, toàn phát, .... nhé. Vì tuy nó có nghĩa đấy nhưng không mang lại thông tin gì cho khách hàng cả.

2. Cách đặt tên thứ hai: là dùng một từ vô nghĩa. Cách này phương Tây rất chuộng. Bạn nhìn lại một số ví dụ tên Tây ở trên xem có cái tên nào có nghĩa không. Việc đặt tên vô nghĩa tuy không mang lại thông tin nhưng về lâu dài có thể tạo ra được cả một định nghĩa mới, tạo dấu ấn không thể quên trong tâm trí khách hàng. Ví dụ nhé: Kinh Đô bây giờ không còn nghĩa capital nữa mà có nghĩa là Bánh ngọt; Trung Nguyên không phải là the central land mà là cà phê v.v… Phải chiến đấu lâu lắm mới có được một định nghĩa như thế bạn ạh.

3. Cách đặt tên thứ 3: là ghép từ, thông thường cách này cũng sẽ tạo ra một từ vô nghĩa cho nên hiệu quả khá giống với cách 2. Miễn sao cái tên này cũng ngắn, dễ đọc là được. Tiêu biểu là kem Kido’s (viết tắt chữ Kinh Đô), giầy Biti’s (viết tắt chữ Bình Tiên), viện mẫu thời trang FADIN (Fashion Design Institute), IPIC gắn liền tư vấn luật.

4. Cách đặt tên thứ 4 là dùng tên người hoặc tên địa danh.

Việc dùng tên người: là “vạn bất đắc dĩ’, sẽ chỉ hợp lý nếu người đại diện doanh nghiệp đã là một người nổi tiếng. Hơn nữa cũng chỉ nên dùng trong những lãnh vực mà quan hệ danh tiếng cá nhân là quan trọng. Một ví dụ là các công ty tư vấn Luật như Luật Gia Phạm; Luật sư Quang và đồng sự v.v…

Dùng tên địa danh, chỉ dẫn địa lý đối với các sản vật nổi tiếng là tốt. Như rượu cần Hoà Bình; Phở Nam Định v.v…Tuy nhiên, cần để ý vấn đền quyền sở hữu công nghiệp khi đặt tên tránh trường hợp vi phạm pháp luật.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến đặt tên doanh nghiệp hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách hàng khi tiến hành đặt tên doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Thành lập công ty xây dựng có yếu tố nước ngoài

Trân trọng: Luật sư Nguyễn Trinh Đức

Công ty Luật IPIC GROUP.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.