Hàng ngày, nhiều giao dịch dân sự diễn ra có hình thức là hợp đồng dân sự nhưng theo thói quen ít khi chúng ta quan tâm giao dịch dân sự mà chúng ta tham gia có phải là một hợp đồng dân sự không. Thói quen đó đã đẩy nhiều người vào các tình huống pháp lý phức tạp mất nhiều thời gian và tiền bạc. Vậy hợp đồng dân sự là gì? Giảm rủi ro khi tham gia vào một hợp đồng dân sự bằng cách nào? Đó là nội dung mà Ipiclaw.vn/ muốn chia sẻ để các bạn hiểu thêm về một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
Xem thêm : Dịch vụ tư vấn hợp đồng.
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thế nào là hợp đồng dân sự?
Theo Điều 385, Bộ Luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2017) thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo định nghĩa trên có thể hiểu, trong một hợp đồng dân sự có ít nhất hai bên tham gia. Bản chất của hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên và hợp đồng dân sự là căn cứ để phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự (xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ). Hợp đồng dân sự là gì? câu trả lời có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đang mắc sai lầm lớn.
Rủi ro khi hiểu sai hợp đồng dân sự?
Với khái niệm luật đưa ra về Hợp đồng nhiều người cho rằng đơn giản, dễ hiệu và vội vàng đi đến kết luận “chỉ khi có hợp đồng lúc đó mới phát sinh quyền và nghĩa vụ”, nếu chỉ mới dừng lại hành vi đề nghị của một bên thì coi như không phải hợp đồng nên chủ quan cho rằng không phát sinh quyền và nghĩa vụ. Trong thực tiễn chính cách hiểu đó đã đẩy nhiều doanh nghiệp và cá nhân lâm vào tình cảnh phải bồi thường thiệt hại.
Thực tế, ngay từ khi tham gia đàm phán hiệp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia đã bắt đầu phát sinh. Cụ thể, Điều 386, Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đề nghị giao kết hợp đồng quy định, “1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). 2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”
Mọi hợp đồng luôn chứa đựng rủi ro nên cẩn trọng khi giao kết
Do rủi ro phát sinh ngay từ thời điểm đàm phán hợp đồng, chính vì vậy khi tham gia đàm phán phải nghiêm túc và thận trọng và loại trừ tư tưởng “chỉ khi nào chốt hợp đồng thì lúc đó mới phát sinh quyền nghĩa vụ. Thực tế đối với những hợp đồng đàm phán thông qua thư điện tử thì mức độ rủi ro phát sinh rất cao từ lỗi chủ quan.
Như đã trình bày, rủi ro phát sinh ngay từ thời điểm đàm phán hợp đồng. Trong khi đó, các thư điện tử ngôn ngữ trình bày nhiều khi không rõ ràng, dẫn tới việc một người hiểu một kiểu. Chính điều này, dễ xảy ra tranh chấp. Do đó, với bất cứ ai khi tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng qua thư điện tử luôn phải có một nghiệp vụ đàm phán tốt, khả năng logich ngôn ngữ và trình độ pháp luật uyên thâm.
Những vấn đề cần quan tâm trong đàm phán hợp đồng
Bản chất hợp đồng là thỏa thuận do đó không giới hạn phạm vi đàm phán (trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác). Trước khi tiến hành đàm phán cần tìm hiểu đối tác (Trước hết với cá nhân thì xem nhân thân như thế nào – cha ông ta khuyên “chọn mặt gửi vàng” chưa bao giờ sai. Hoạt động của pháp nhân (có nợ xấu không, có tiền sử kiện tụng không, bị đơn hay nguyên đơn, bản chất vụ việc như thế nào?. Người đại điện của pháp nhân là ai?. Luôn cẩn trọng với các trường hợp ủy quyền. Nhiều trường hợp bị cài hợp đồng vô hiệu khi ký kết với người được ủy quyền. Do đó, với pháp nhân nhất quyết phải xem đăng ký kinh doanh, tra cứu thông tin người nộp thuế, hoặc yêu cầu có ủy quyền. Không có giấy tờ trên không tham gia ký kết vì không biết người đại diện cho pháp nhân là ai và không biết người ủy quyền bị giới hạn quyền như thế nào…
Ngoài ra, chú ý đến, các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) – Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều luật 122 đến Điều 130 và Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được 1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu. 2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. 3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Nội dung của hợp đồng quy định tại Điều 398 (Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực 1/1/2017). (Điều 398. Nội dung của hợp đồng. 1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: a) Đối tượng của hợp đồng; b) Số lượng, chất lượng; c) Giá, phương thức thanh toán; d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên; e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp). Những vấn đề luật đưa ra chỉ mang tính chất gợi ý. Các bên tham gia cần thiết phải chú ý càng quy định rõ ràng, cụ thể càng tốt. Riêng đối với trách nhiệm vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp thì cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi đàm phán. Bởi, điều này sẽ phát sinh phức tạp nếu khi có tranh chấp xảy ra, không cẩn thận sẽ theo kiểu “tự mình buộc chân”.
Có một điều rất quan trọng, đó là nội dung trong Phụ lục hợp đồng và Giải thích hợp đồng. Phần này, đòi hỏi người văn hay chữ tốt, hiểu biết pháp luật sâu sắc tư vấn. Bởi các cụ ta thường nói “phong ba bảo táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt). Nhiều khi một từ một ngữ nhưng lại đa nghĩa dẫn tới tránh chấp, mất thời gian, tiền bạc.
Một số ngôn ngữ, văn phong không nên dùng trong hợp đồng.
Các từ nên tránh trong hợp đồng: Từ “Nếu”, “sẽ”, “khi” nên hạn chế sử dụng. Thông thường nhiều người dự liệu một vấn đề gì đó xảy ra thì hay dùng từ nếu. Ví dụ, “nếu khi cháy xảy ra xuất phát từ lỗi của bên B …nhưng văn cảnh nhiều khi từ “nếu” lại được hiểu không có thực, “Nếu anh nói anh vẫn chưa yêu là thực ra anh đang dối mình” - tức là yêu đó các bạn. Điều này có nghĩa là giả định đám cháy đó có thể hiểu trong trường hợp không có cháy xảy ra….Thay vì viết “nếu” thì ta viết luôn “Trường hợp, xảy ra cháy do lỗi của bên B thì bên B phải bồi thường thiệt hại …
"Ăn được vạ thì má cũng sưng", do đó trong hợp đồng phải dự liệu được rủi ro
Văn phong hạn chế dùng nhiều từ Hán Việt, chúng ta nên dùng từ “Nôm” cho dễ hiểu. Để bất cứ ai đọc lên cũng dễ dàng hiểu rõ. Đặc biệt, đối với những người làm công tác tư pháp hiện nay khả năng ngôn ngữ không cao nên khi tranh chấp, kiện tụng gây khó khăn trong quá trình xử lý vụ việc. Ví dụ, nên viết “Bên B bị phạt mười triệu đồng trong trường hợp xảy ra cháy do lỗi của bên B” mà không nên viết, “Bên B bị trừng trị mười triệu đồng trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn do lỗi của bên B” …
Bài viết thuộc bản quyền của Ipiclaw. vn,sao chép phải trích nguồn
Tham khảo thêm:
Tham khảo thêm bài Viết
Mẫu hợp đồng đại lý phân phối khu vực.
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mục đích kinh doanh.