Đòi nợ khi doanh nghiệp giải thể và trình tự thủ tục khởi kiện tại Tòa án

31 /082021

Đòi nợ khi doanh nghiệp giải thể và trình tự thủ tục khởi kiện tại Tòa án

    Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các tranh chấp ngày càng gia tăng. Một trong những tranh chấp đó là tranh chấp đòi nợ. Thông thường khi tranh chấp đòi nợ xảy ra giữa các doanh nghiệp thì bên chủ nợ có quyền yêu cầu bên nợ giải quyết các khoản nợ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp tranh chấp khi doanh nghiệp đã giải thể, chủ nợ không biết giải quyết ra sao, tìm ai để giải quyết các khoản nợ khi doanh nghiệp đã giải thể và đang thắc mắc liệu có đòi được nợ khi doanh nghiệp đã giải thể hay không? Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có câu trả lời chính xác, cụ thể nhất. 
1.     Khái quát về doanh nghiệp giải thể
    Theo quy định tại khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng của doanh nghiệp đã giải thể là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2020.
    Như vậy, doanh nghiệp giải thể là doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Theo đó chủ doanh nghiệp đã tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
    Doanh nghiệp giải thể có thể vì các lí do bắt buộc như doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp giải thể vì các lí do không bắt buộc chẳng hạn như doanh nghiệp kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn, theo quyết định của chủ doanh nghiệp.
2.  Đòi nợ khi doanh nghiệp đã giải thể
    Như đã trình bày ở trên, để giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo khoản 1 Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ trong đó phải có danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp doanh nghiệp chưa thanh toán nợ cho chủ nợ nhưng lại ghi vào danh sách đã thanh toán. Trường hợp này được coi là hồ sơ giải thể giả mạo, không chính xác.
    Căn cứ theo khoản 3 Điều 210 của Luật doanh nghiệp 2020 thì Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều 210 Luật doanh nghiệp 2020 phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. 
    Theo khoản 2 Điều 210 Luật doanh nghiệp 2020 thì những người phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật khi hồ sơ giải thể không chính xác giả mạo là Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Những cá nhân này sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới liên quan đến khoản nợ chưa thanh toán cho chủ nợ.
    Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì nếu có căn cứ chưa được thanh toán khoản nợ, chủ nợ hoàn toàn có quyền yêu cầu các cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 210 Luật doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp không chịu thanh toán các khoản nợ thì chủ nợ có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Mặc dù doanh nghiệp đã có quyết định giải thể nhưng những người giữ chức danh như trên sẽ có tư cách là bị đơn nếu vụ việc được Toà án thụ lý giải quyết.
3.  Trình tự thủ tục khởi kiện tại Tòa án
    Căn cứ theo quy định tại BLTTDS 2015 thì việc giải quyết tranh chấp đòi nợ tại Tòa án cần trải qua các bước sau:
    Giai đoạn thứ nhất: Khởi kiện và thụ lý vụ án. tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của mình. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, hồ sơ hợp lệ Tòa án có thẩm quyền sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí cho người nộp đơn; Sau khi người nộp đơn khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí, Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý vụ án.
    Giai đoạn hai: Hòa giải và chuẩn bị xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 02 (hai) tháng kề tử ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 (một) tháng.
    Giai đoạn ba: Giai đoạn xét xử. Giải đoạn này sẽ phân ra hai giai đoạn là giai đoạn xét xử cấp sơ thẩm và giai đoạn xét xử cấp phúc thẩm. Cụ thể:
    Giai đoạn xét xử sơ thẩm: Thủ tục tiến hành bao gồm: Bắt đầu phiên tòa; Xét hỏi tại phiên tòa; Tranh luận tại phiên tòa; Nghị án; Tuyên án; Hoàng chỉnh biên bản phiên tòa; Cấp trích lập bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án.
    Giai đoạn xét xử cấp phúc thẩm: Phúc thẩm vụ án là việc tòa án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quyết định của pháp luật. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm tương tự như trình tự thủ tục của phiên tòa sơ thẩm : Bắt đầu phiên tòa; Xét hỏi tại phiên tòa; Tranh luận tại phiên tòa; Nghị án; Tuyên án; Hoàng chỉnh biên bản phiên tòa; Cấp trích lập bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án.
    Trên đây là nội dung tư vấn của IPIC về Đòi nợ khi doanh nghiệp giải thể và trình tự thủ tục khởi kiện tại Tòa án. Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn, thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến Đòi nợ khi doanh nghiệp giải thể và trình tự thủ tục khởi kiện tại Tòa án xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.
    Trân trọng!
    Luật sư Nguyễn Trinh Đức

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.