Các bị cáo sử dụng xe máy chở nhau đi trộm cắp tài sản, sau khi lấy trộm được tài sản chúng dùng chiếc xe máy chở tài sản trộm cắp được để tẩu thoát. Trong trường hợp này chiếc xe máy đó có được coi là vật chứng của vụ án không?

15 /082016

Các bị cáo sử dụng xe máy chở nhau đi trộm cắp tài sản, sau khi lấy trộm được tài sản chúng dùng chiếc xe máy chở tài sản trộm cắp được để tẩu thoát. Trong trường hợp này chiếc xe máy đó có được coi là vật chứng của vụ án không?

Các bị cáo sử dụng xe máy chở nhau đi trộm cắp tài sản, sau khi lấy trộm được tài sản chúng dùng chiếc xe máy chở tài sản trộm cắp được để tẩu thoát. Trong trường hợp này chiếc xe máy đó có được coi là vật chứng của vụ án không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Vì vậy, trường hợp các bị cáo sử dụng xe máy chở nhau đi trộm cắp 9 tài sản, sau khi lấy trộm được tài sản lại dùng xe máy chở tài sản đã trộm cắp được để tẩu thoát, thì chiếc xe máy này là vật chứng của vụ án đó. Nhưng cần lưu ý rằng, nếu chiếc xe máy thuộc sở hửu của người khác, thì tùy trường hợp cụ thể mà xử lý theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Câu hỏi 5. Việc niêm yết quyết định đưa vụ án ra xét xử và giấy triệu tập tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú được xem là thủ tục tống đạt văn bản, giấy triệu tập hợp lệ. Vậy thời gian từ ngày niêm yết đền ngày mở phiên tòa là bao nhiêu ngày hay chỉ cần niêm yết xong là có thể mở phiên tòa được ngay? Trả lời: Bộ luật Tố tụng Hình sự không quy định cụ thể về thời hạn mở phiên tòa đối với trường hợp niêm yết quyết định đưa vụ án ra xét xử và giấy triệu tập bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú của bị cáo. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 182, Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất mười(10) ngày trước khi mở phiên tòa. Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Với quy định này có thể hiểu thời gian từ khi niêm yết quyết định đưa vụ án ra xét xử và giấy triệu tập đến ngày mở phiên tòa phải đảm bảo ít nhất là mười ngày.

>>> Tham khảo : điều kiện thành lập trường mầm non quốc tế

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.