Ai bảo vệ quyền lợi cho người nhận chuyển nhượng tài sản hợp pháp khi tài sản này bị kê biên xử lý thi hành nghĩa vụ thi hành án của người chuyển nhượng
CHÂU VŨ – Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ngày 26/7/2010, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 14/2001/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC (gọi tắt là Thông tư) về việc hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2010. Tại Điều 6 của Thông tư có quy đinh như sau: >>> Tham khảo: Thành lập công ty hoạt động phân phối có yễu tố nước ngoài “…Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án…”(Điều 6 của Thông tư liên tich). Xét thấy việc Thông tư quy định như trên là không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba (người nhận chuyển nhượng tài sản), bởi người nhận chuyển nhượng tài sản là người ngay tình, họ không hề biết người chuyển nhượng tài sản cho họ là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Hai bên tiến hành thủ tục chuyển nhượng tài sản một cách hợp pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật về chuyển nhượng tài sản và không bị bất kỳ một cơ quan có thẩm quyền (như Toà án, cơ quan Thi hành án, cơ quan quản lý tài sản có đăng ký quyền sở hữu ở địa phương…) ngăn chặn nên việc chuyển nhượng đã hoàn thành, người nhận chuyển nhượng đã hoàn tất các thủ tục để thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình theo quy định của pháp luật Dân sự nên tài sản này là tài sản hợp pháp của họ được pháp luật công nhận và bảo vệ. >>> Tham khảo: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty bất động sản Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm, tài sản của người phải thi hành án không bị bất kỳ cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn tức là vẫn cho phép tài sản được giao dịch và không bị hạn chế phạm vi giao dịch. Pháp luật Dân sự không buộc người thứ 3 phải biết đó là tài sản cần để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người chuyển nhượng tài sản cho mình. Người thứ 3 thiết lập giao dịch nhận chuyển nhượng tài sản một cách hợp pháp, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và không bị các cơ quan chức năng nghiêm cấm thì không thể kê biên tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án là người chuyển nhượng tài sản. >>> Tham khảo: Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của công ty Việt Nam Hơn nữa việc quy định kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà các bên chuyển nhượng tài sản thì cơ quan thi hành án được quyền kê biên xử lý tài sản đã chuyển nhượng cho người thứ 3 là không phù hợp quy định pháp luật vì tại thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm, pháp luật vẫn dành cho đương sự được thực hiện quyền kháng cáo và Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm, cho nên bản án sơ thẩm sẽ chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị. Vậy, tại thời điểm có bản án sơ thẩm mà tài sản của bị đơn không bị cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn việc giao dịch và bản án lại bị kháng cáo, kháng nghị thì cớ gì lại tước quyền chuyển nhượng tài sản hợp pháp của công dân?! Phải khảng định rằng trong trường hợp này, bị đơn trong vụ án được phép chuyển nhượng tài sản của mình (tài sản không bị cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn) cho người thứ 3 và người thứ 3 nhận chuyển nhượng tài sản này tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch chuyển nhượng tài sản sẽ là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Như vậy, nếu Thông tư cho phép cơ quan Thi hành án tiến hành kê biên tài sản trong trường hợp trên là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận chuyển nhượng tài sản và vô hiệu hoá giá trị của việc thực hiện các thủ tục giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật (như các thủ tục công chứng, đăng ký sang tên chủ sở hữu tài sản…). Việc quy định khi tài sản bị kê biên mà có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là không phù hợp – bởi tài sản chuyển nhượng đã được hoàn tất các thủ tục để người thứ 3 đứng tên chủ sở hữu tài sản và người thứ 3 cũng đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình về nhận chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật thì đây là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của họ. Không lý gì họ nhận chuyển nhượng tài sản một cách hợp pháp và đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật mà lại buộc họ phải khởi kiện ra Toà án để xác định lại quyền sở hữu của mình đối với tài sản đã nhận chuyển nhượng hợp pháp. Như vậy, ai sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người thứ ba khi họ thực hiện giao dịch nhận chuyển nhượng tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật, thiết nghĩ các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành Luật và hướng dẫn thi hành Luật cần có sự điều chỉnh nội dung này cho phù hợp để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp chính đáng của người nhận chuyển nhượng tài sản hợp pháp như nói trên./. |