Tư vấn về việc tổ chức đào tạo thường xuyên lĩnh vực lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, cấp chứng chỉ cho người học

05 /072019

Tư vấn về việc tổ chức đào tạo thường xuyên lĩnh vực lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, cấp chứng chỉ cho người học

Thư tư vấn: 250519/ Letter-Ipic
V/v: Tư vấn về việc tổ chức đào tạo thường xuyên lĩnh vực lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, cấp chứng chỉ cho người học?
____________________________________________________________
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2019
CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC 
•    Trụ sở chính Hà Nội:
Địa chỉ: Phòng 401, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel: (024) 7301 8886 – Fax: (024) 7302 8886
Email: duc.lawyer@ipic.vn – Hotline: 0936 342 668
•    Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Thủy Lợi 4, Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tel: (028) 35127666 – Fax: (028) 35127666
Email: duc.lawyer@ipic.vn – Hotline: 0936 342 668

Gửi bằng thư điện tử

______________________________________________________________________

Công ty Luật TNHH IPIC (“IPIC”) xin cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. 
Qua trao đổi chúng tôi hiểu rằng Quý khách hàng đang quan tâm tới việc tổ chức đào tạo thường xuyên lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, cấp chứng chỉ cho người học và cần sự tư vấn của chúng tôi về mặt pháp lý liên quan đến những vấn đề này. Sau đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi:
I.    YÊU CẦU TƯ VẤN:
1.    Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc tổ chức đào tạo thường xuyên lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, cấp chứng chỉ cho người học.
2.    Trình tự, thủ tục pháp lý và hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện các công việc nêu trên.
II.    VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC TRA CỨU:
1.    Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
2.    Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
3.    Luật giáo dục nghề nghiệp Số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014;
4.    Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên.
III.    Ý KIẾN TƯ VẤN:
    Dựa trên yêu cầu của Quý khách hàng cùng với các văn bản pháp luật liên quan được tra cứu, IPIC đưa ra ý kiến tư vấn như sau: 
1.    Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên:
    Theo như thông tin Quý Khách hàng cung cấp, doanh nghiệp đang muốn thành lập cơ sở đào tạo nghiệp vụ liên quan đến ứng phó sự cố tràn dầu. Đây là hoạt động đào tạo thường xuyên theo quy định tại khoản 6 điều 3 luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
    Theo khoản 2 điều 43 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, doanh nghiệp được phép tổ chức đào tạo thường xuyên đối với chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
    Doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cần phải đáp ứng được các điều kiện về đào tạo thường xuyên theo quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH:
    +Đang hoạt động tổ chức kinh doanh ngành nghề hoạt động liên quan đến ngành nghề tổ chức mở lớp đào tạo dạy nghề. Cụ thể: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu (7490). Chi tiết: Tư vấn về môi trường và phát triển bền vững Dịch vụ tư vấn, lập phương án, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất, xử lý ô nhiễm dầu và hóa chất tràn vãi Dịch vụ giải pháp công nghệ, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra chất lượng.
    +Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
•    Xây dựng, lựa chọn, phê duyệt chương trình đào tạo thường xuyên:
- Chương trình đào tạo thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố: Tên chương trình đào tạo; Mục tiêu chương trình đào tạo; Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo; Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra); Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học; Phương pháp và thang điểm đánh giá.
- Người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.
- Doanh nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung công khai, gồm: tên chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, mục tiêu và nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, chứng chỉ đào tạo, mức học phí phải nộp, các chính sách hỗ trợ (nếu có).
•    Xây dựng, lựa chọn, phê duyệt giáo trình tài liệu đào tạo thường xuyên:
- Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo bao gồm: Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...); Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy; Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia chương trình đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc có thể lựa chọn giáo trình, tài liệu đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.
    +Có người dạy nghề là người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy.
    +Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.
2. Việc cấp chứng chỉ cho người học:
    Theo khoản 3 điều 12 thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về việc cấp chứng chỉ cho người học. Theo đó, Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có kết quả kiểm tra kết thúc chương trình đào tạo đạt yêu cầu. Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học và được thực hiện theo mẫu định dạng quy định của pháp luật (phụ lục 1 thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH).
    Trên đây là tư vấn sơ bộ liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng để Quý khách hàng xem xét Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Trân trọng!
CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC
Luật sư: Nguyễn Trinh Đức

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.