Trường hợp nào thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Và khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động?

17 /062020

Trường hợp nào thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Và khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động?

 

Câu hỏi: Hợp đồng lao động

Trường hợp nào thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Và khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động?

Trả lời có tính chất tham khảo!

1. Trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

-           Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

-           Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

-           Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

-           Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019.

-           Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

-           Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

-           Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

            Như vậy, chỉ khi xảy ra các trường hợp trên thì người sử dụng lao động mới có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Trường hợp không thuộc các quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, thì người sử dụng lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi đó, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm như sau:

-           Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 45 Bộ luật Lao động 2019;

-           Người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc cho người lao động theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019;

-           Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.