Trường hơp doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động đối với người lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Vậy người lao động phải làm như thế nào để không bị thiệt hại về quyền lợi trong những trường hợp này?

19 /062020

Trường hơp doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động đối với người lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Vậy người lao động phải làm như thế nào để không bị thiệt hại về quyền lợi trong những trường hợp này?

Câu hỏi: Hợp đồng lao động

Trường hơp doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động đối với người lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Vậy người lao động phải làm như thế nào để không bị thiệt hại về quyền lợi trong những trường hợp này?

Trả lời có tính chất tham khảo!

Trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng theo quy định của Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

Trong những trường hợp phát sinh tranh chấp lao động cá nhân (ví dụ người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đông lao động trái pháp luật hay người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật) thì Điều 187 Luật Lao động 2019 quy định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp laop động cá nhân là hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân. Và hòa giải viên lao động ở đây là hòa giải viên lao động cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong trường hợp đã được hòa giải viên lao động hòa giải nhưng không thành thì người lao động có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

Người lao động cần lưu ý về thời hiệu yêu cầu có quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải đối với tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.

Để người lao động phải làm như thế nào để không bị thiệt hại về quyền lợi trong những trường hợp này, người lao động khi làm việc cần phải biết một số quy định của Nhà nước để tự bảo vệ quyền lợi cho mình như: quy định về thời gian thử việc và mức lương thử việc; mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động; các quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm; các quy định về tham gia bảo hiểm xã hội….để mà có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình, phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu sai luật.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.