Trong vụ án ly hôn, đương sự có phải chịu án phí cấp dưỡng nuôi con không?
Trả lời: Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tại Khoản 1, Điều 50 là “Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này” và tại Điều 54 là “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm và một lần… Các bên có thể thỏa thuận thay đổi…nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Như vậy, việc cấp dưỡng nuôi con có thể là cấp dưỡng định kỳ, có thể được giải quyết trong vụ án riêng hoặc trong cùng vụ án ly hôn. Tại Khoản 10, Điều 27 Pháp lệnh Án phí, Lệ phí Tòa án quy định: “Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch”. Nếu không có quy định nào khác thì có thể hiểu quy định ở Khoản 10 là trong mọi trường hợp thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng đều phải nộp án phí. Tuy nhiên, tại Khoản 9 Điều 27 lại quy định “Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”. Như vậy, đã có một quy định về các loại án phí trong vụ án hôn nhân và gia đình và nó chỉ bao gồm án phí ly hôn và án phí chia tài sản (là quy định tại Khoản 9, Điều 27 nêu trên). Do đó, quy định tại Khoản 10, Điều 27 chỉ là quy định về mức án phí đối với việc cấp dưỡng định kỳ , và chỉ trong trường hợp có vụ án riêng về cấp dưỡng thì đương sự mới chịu án phí về cấp dưỡng.
>>> Tham khảo : Thành lập công ty may có vốn đầu tư nước ngoài
>>> Tham khảo : Thành lập trường mầm non có yếu tố nước ngoài
>>> Tham khảo : thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn nước ngoài