Hướng dẫn mới về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
So với quy định cũ tại Thông tư 19/2011/TT-BYT , Thông tư này có một số điểm mới đáng lưu ý sau đây:
- Bổ sung quy định về hạn mức lắp đặt các công trình vệ sinh, phúc lợi cho người lao động, bao gồm: hố tiêu, hố tiểu, buồng tắm, buồng vệ sinh kinh nguyệt, vòi nước rửa tay, nơi để quần áo, nước uống. Theo đó, hạn mức lắp đặt các công trình này phụ thuộc vào loại công trình và số lượng lao động tại doanh nghiệp (Phụ lục 1)
- Bổ sung quy định doanh nghiệp phải trang bị túi sơ cấp cứu tại khu vực làm việc của người lao động (Điều 6)
- Bổ sung quy định về danh mục các trang thiết bị phải lắp đặt, bố trí tại khu vực sơ cứu, cấp cứu (Điều 8, Phụ lục 5)
- Doanh nghiệp phải lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động đối với cả các trường hợp bị nhiễm độc tại nơi làm việc, thay vì trước đây chỉ quy định lập hồ sơ đối với trường hợp bị tai nạn lao động (Điều 4)
- Bổ sung yêu cầu đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn, doanh nghiệp phải trang bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khuôn viên làm việc (Điều 5)
- Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016. Thay thế Thông tư số 19/2011/TT-BYTngày 6/6/2011 và Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000
Xem thêm thư tư vấn của IPIC GROUP:
Tư vấn đề nghị thành lập Trung tâm huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Việt Nam
Tư vấn đề nghị cấp giấy phép lao động lao động và cấp thẻ tạm trú.