Giải quyết vật chứng là tài sản thuộc sở hữu chung

15 /082016

Giải quyết vật chứng là tài sản thuộc sở hữu chung

Nếu vật chứng là tài sản, không xác định được chủ sở hữu chung nhưng Cơ quan điều tra chưa ra thông báo tìm kiếm chủ sở hữu thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Bộ luật hình sự, thì: “1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với: a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. 2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. 3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước”. Như vậy, đối với tài sản là vật chứng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật hình sự thì sẽ bị tịch thu, sung quỹ nhà nước mà không cần phải thông báo tìm kiếm chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Đới với tài sản là vật chứng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật hình sự, thì về nguyên tắc chung, để có quyết định xử lý, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định ai là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của tài sản đó. Nếu xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì trả lại tài sản đó 8 cho họ; trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật dân sự, thì vật bị coi là không xác định được chủ sở hữu nếu sau một năm (đối với động sản), kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu; sau năm năm (đối với bất động sản), kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 76 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì “Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử...”. Như vậy, trường hợp vật chứng là tài sản không xác định được chủ sở hữu và cơ quan điều tra chưa ra thông báo tìm kiếm chủ sở hữu thì ở giai đoạn chuẩn bị xét xử Tòa án phải tiến hành việc thông báo tìm kiếm chủ sở hữu; nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà vẫn không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của tài sản đó thì khi xét xử, Hội đồng xét xử cần giao tài sản là vật chứng cho cơ quan chức năng bảo quản và trong phần quyết định của bản án cần ghi rõ nếu trong thời hạn quy định tại Điều 239 của Bộ luật dân sự mà chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản là vật chứng có yêu cầu thì sẽ xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự; hết thời hạn này, tài sản sẽ được sung quỹ Nhà nước.

>>> Tham khảo : đăng ký hoạt động nhà hàng Nhật bản tại Việt Nam

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.