Đối với trường hợp bị cáo thuộc trường hợp không áp dung tạm giam, nhưng bị cáo bỏ trốn và bị bắt thì có được phép áp dụng biện pháp tạm giam không?

15 /082016

Đối với trường hợp bị cáo thuộc trường hợp không áp dung tạm giam, nhưng bị cáo bỏ trốn và bị bắt thì có được phép áp dụng biện pháp tạm giam không?

Theo tinh thần quy định tại Điều 88 và Điều 303 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống hoặc người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý thì không áp dụng biện pháp tạm giam. Như vậy, nếu các bị can, bị cáo thuộc trường hợp này bỏ trốn và Cơ quan điều tra có quyết định truy nã thì khi bắt được người bị truy nã, có được áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ không?

 Trả lời: Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ từ đủ 16 tuổi trở lên; tuy nhiên ngay cả đối với trường hợp này thì khi xử lý cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 69 của Bộ luật Hình sự, trong đó có nguyên tắc: “Người chưa 14 thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hậu quả không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục” (khoản 2 Điều 69). Về thủ tục tố tụng, Bộ luật Tố tụng Hình sự có một chương (chương XXXII) quy định những thủ tục đặc biệt để áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội. Chỉ những vấn để mà Chương XXXII không quy định thì các cơ quan tiến hành tố tụng mới được áp dụng các quy định tại các chương khác của Bộ luật Tố tụng Hình sự và việc áp dụng phải đảm bảo không trái với các quy định tại Chương XXXII. Theo quy định tại Điều 303 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vậy, đối với những bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý thì không áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ. Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi và bỏ trốn, nếu khi bị phát hiện họ đã đủ 18 tuổi và có đủ các căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 88 của Bộ luật Tố tụng Hình sự (thuộc trường hợp mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm; có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội) thì việc Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ là không trái với quy định tại Điều 303 của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Đối với trường hợp bị can, bị cáo đã thành niên, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống, nếu họ bỏ trốn thì về nguyên tắc theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã đối với họ. Mặc dù Điều 88 của Bộ luật Hình sự không quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống, tuy nhiên Điều 88 cũng không loại trừ việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với trường hợp này. Theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Tố tụng Hình sự về những việc làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt theo lệnh truy nã thì: “… Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn 15 cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất”. Như vậy, đối với trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống bỏ trốn và đã có lệnh truy nã thì khi bắt được đối tượng bị truy nã, việc Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ là không trái với quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. 

>>> Tham khảo : Nhà đầu tư Nhật Bản mua lại vốn góp của công ty Việt Nam

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.