Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Cần một mô hình để phát triển

16 /082016

Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Cần một mô hình để phát triển

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM – CẦN MỘT MÔ HÌNH ĐỂ PHÁT TRIỂN

Trong những năm trở lại đây, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị kéo giãn, thu nhập của một bộ phận dân cư không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu tối thiểu. Theo tính toán hiện nay có khoảng 28% dân số thuộc diện cần được hỗ trợ. Hoạt động từ thiện tại Việt Nam ngày càng được chú trọng và nhân rộng. Tổng ngân sách chi cho trợ cấp xã hội tăng 19,7 lần; từ 430 tỉ năm 2006 lên gần 8.500 tỉ năm 2011.(1) Các quỹ từ thiện ra đời, các chương trình từ thiện trên phương tiện thông tin đại chúng được tổ chức thường xuyên. Tuy nhiên, cách thức giải quyết của các quỹ, chương trình từ thiện còn mang tính một chiều, không triệt để. Sau khi dòng tiền từ thiện được sử dụng hết, những vấn đề xã hội được đặt ra vẫn gần như nguyên vẹn. Chính vì vậy, nhu cầu phải có một mô hình tổ chức mới, hiện đại hơn, hiệu quả hơn, ngày càng mang tính chất cấp thiết. Từ những kinh nghiệm thành công trên thế giới, Việt Nam đang bước đầu triển khai mô hình “doanh nghiệp xã hội” và hiện có khoảng 300 doanh nghiệp ở Việt Nam đang hoạt động với tính chất của doanh nghiệp xã hội, đó là: các doanh nghiệp của thương binh, các doanh nghiệp hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt v.v.. Mặc dù vậy, hoạt động của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó  khăn do khả năng huy động các nguồn lực tài chính yếu, cơ sở pháp lí chưa đầy đủ, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước không rõ ràng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển doanh nghiệp xã hội, Việt Nam đang tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xã hội, từ đó nghiên cứu, xây dựng và đề xuất mô hình doanh nghiệp xã hội mới dựa trên kinh nghiệm quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào những hoạt động kinh doanh mà lợi nhuận chủ yếu được nhà đầu tư sử dụng để giải quyết các vấn đề của xã hội.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.