Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần

15 /082016

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần

IPIC là công ty Luật chuyên tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, thương mại và sở hữu trí tuệ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động, chúng tôi đã tư vấn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có nhiều khách hàng khó tính như, Mobifone, Topica, DKT, Sam Sung, Pan- pacific, SBI Halding, KenMec.

>>XEM PROFILE CỦA IPIC

Xem Luật sư Nguyễn Trinh Đức tư vấn góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

 

I: Những nội dung lưu ý khi thành lập Công ty Cổ Phần tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam công ty Cổ Phần được định nghĩa như sau:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”

Ưu điểm của công ty cổ phần:

- Công ty cổ phần các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn;

Nhược điểm của công ty cổ phần:

- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần phức tạp hơn do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

- Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần cũng phức tạc hơn, cụ thể: Theo quy định tại điều 134 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

1. Quyền thành lập Công ty Cổ Phần

Quyền kinh doanh đã được Hiến pháp năm 2012 quy định và được cụ thể hóa tại điều 18 Luật doanh nghiệp: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”, những trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp bao gồm Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; và các trường hợp khác theo quy định tại điểm d, đ, e khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp.

2. Tài Liệu khách hàng cần chuẩn bị trước khi thành lập

- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông.

- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của luật đầu tư.

3. Hồ sơ thành lập Công ty Cổ Phần

-  Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-  Điều lệ công ty

- Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông.

 - Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông.

- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông.

- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

4. Tài sản góp vốn thành lập Công ty Cổ Phần

- Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

- Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

5. Tên Công ty Cổ Phần

Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp

- Tên thành lập Công ty Cổ Phần bao gồm hai thành tố:

+ Loại hình Cổ Phần;

+ Tên riêng của doanh nghiệp.

- Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

- Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.

6. Trụ sở chính của Công ty Cổ Phần

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

7. Con giấu của Công ty Cổ Phần

- Công ty Cổ Phần có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên công ty;

b) Mã số công ty.

- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

-  Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

-  Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

8. Các thủ tục sau khi thành lập công ty cần thực hiện

- Treo biển tại trụ sở công ty;

-  Mở tài khoản ngân hàng của Công ty Cổ Phần;

- Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Đăng ký chữ ký số điện tử;

- Đăng ký nộp thuế điện tử;

- In và đặt in hóa đơn lần đầu;

- Kê khai và nộp thuế môn bài;

- Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

II. Dịch vụ thành lập Công ty Cổ Phần của công ty Luật IPIC

1. Công việc IPIC thực hiện.

- Tư vấn điều kiện thành lập Công ty Cổ Phần.

- Tư vấn cách đặt tên công ty, tên viết tắt phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh, tiến hành tra cứu tên công ty.

- Tư vấn điều kiện đặt trụ sở chính công ty.

- Tư vấn và lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp mục tiêu hoạt động và theo quy đinh của pháp luật.

- Soạn thảo điều lệ Công ty, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, và giấy tờ pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty.

- Đại diện khách hàng làm việc với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục thành lập Công ty.

- Thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân theo yêu cầu của Quý khách hàng.

2. Thời gian thực hiện.

- Thực hiện soạn thảo hồ sơ trong thời gian 1 ngày làm việc.

- Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 3 ngày làm việc.

- Thực hiện thủ tục khắc giấu pháp nhân trong thời gian 3 ngày làm việc.

3. kết quả khách hàng nhận được

01(một) thư tư vấn về thành lập công ty, tư vấn về các giao dịch tiền thành lập doanh nghiệp;

01(một) bộ hồ sơ đăng ký thành lập Công ty Cổ Phần chuẩn mực theo đúng quy định của pháp luật;

01 (một) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

01(một) Giấy xác nhận ngành nghề đăng ký;

01 (một) Thủ tục đăng công bố trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia;

01(một) Con giấu pháp nhân đã thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh;

Đặc biệt ngoài những kết quả đó chúng tôi cam kết những giá trị mang lại cho các bạn đó chính là tính bền vững pháp lý của doanh nghiệp, các bạn yên tâm hoạt động mà không lo về việc doanh nghiệp của mình có được thành lập hợp pháp hay không? Hồ sơ của các bạn có bị dã mạo chữ ký hay không?

Vui lòng liên hệ

Luật Sư Nguyễn Trinh Đức - Giám đốc điều hành.

Điện Thoại: (04) 73018886 - (04) 73028886; Mobile: 0936342668.

Mail: info@ipic.vn; trinhduclawyer@gmail.com.

Địa chỉ trụ sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Rất Hân hạnh được tư vấn pháp luật cho quý khách hàng!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • 0936342668
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.