Nên đổi mới các quy định về thẩm quyền giao đất thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013.

15 /082016

Nên đổi mới các quy định về thẩm quyền giao đất thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013.

Nên đổi mới các quy định về thẩm quyền giao đất thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013.

Hiện nay nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo sự phân cấp từ trung ưng đến địa phương. Tuy nhiên việc quản lý đất đai của Việt Nam đang được đánh giá không tốt, đặc biết việc quản lý trong giao đất và thu hồi quyền sử dụng đất được xem là bất cập nhất. Việc này là nguyên nhân kéo theo tình trạng khiếu nại khiếu kện lâu dài gây thiệt hại lớn về kinh tế của người dân và đất nước. Vấn đề trên đã tồn tại khá lâu nhưng các văn bản quy định  pháp luật của chúng ta hiện nay vẫn chưa có biện pháp để giải quyết. Vì thế chúng ta cần xem xét đổi mới cách tổ chức quản lý trong việc giao đất và thu hồi quyền sử dụng đất để đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc sử dụng tài nguyên đất đai của nước ta, đây là quan điểm cũng là đóng góp của người viết để chúng ta sớm hoàn thiện hơn các quy định trong hệ thống văn bản quản lý đất đai.

Để chứng minh quan điểm trên người viết xin phân tích các quy định của pháp luật hiện tại và những tồn tại của hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam qua đó đưa ra quan điểm cách giải quyết của mình như sau.

Theo hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam thẩm quyền giao đất và thu hồi đất thuộc thẩm quyền của các ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân tỉnh, việc tổ chức về quản lý đất đai như trên được thống nhất từ các văn bản pháp lý của Việt Nam từ luật đất đai năm 1987, Luật đất đai Năm 1993 và Luật đất đai năm 2003, luật đất đai 2013. Trong đó có quy định cơ quan có thẩm quyền giao đất nào thì có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất đó quy định cụ thể được quy định tại điều 59 Luật Đất Đai 2013.

>>> Tham khảo: đăng ký hoạt động nhà hàng có yếu tố nước ngoài

 Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;

đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.”

>>> Tham khảo: thành lập công ty xây dựng 100 vốn nước ngoài

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”.

và điều 37, điều 44 luật đất đai năm 2003, điều 23, 24, 25, 26 và Điều 28 của Luật đất đai năm 1993, điều 13 và điều 15 của Luật đất đai năm 1987.

Quy định như trên theo tác giả bài viết là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng việc quản lý đất đai được đánh giá nhiều hạn chế và bị khiếu nại khiếu kện nhiều nhất. Những bất cập đó được thể hiện và phân tích qua việc xem xét các mối quan hệ quản lý và giám sát của các cơ quan nhà nước dưới đây.

>>> Tham khảo: thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn nước ngoài

1.Xem xét vai trò cơ quan hành chính cấp trên đối với các hành vi giao đất và thu hồi đất của các cơ quan hành chính cấp dưới.

Quan hệ cơ quan hành chính cấp trên và cơ quan hành chính cấp dưới là mối quan hệ quản lý, lãnh đạo trực tiếp theo hệ thống tổ chức của cơ quan hành chính Việt Nam.

Tuy nhiên trong mối quan hệ về giao đất và thù hồi quyền sử dụng đất thì cơ quan hành chính cấp trên khi phát hiện sai phạm của quyết định giao đất và thu hồi quyền sử dụng đất với đối với cơ quan hành chính cấp dưới thì thẩm quyền quản lý, lãnh đạo của cơ quan cấp trên không thể hiện tốt.

-     Đối với các quyết định giao đất không đúng quy định pháp luật hoặc thu hồi đất không đúng quy định của pháp Luật ta xem thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp trên như thế nào.

Trong trường hợp này cơ quan hành chính cấp trên có thể có những quyết định liên quan về vấn đề này theo Luật Khiếu Nại và Tố cáo, Luật Đất Đai, Luật Công Chức như sau:

      Yêu cầu cơ quan hành chính cấp dưới tiến hành kiểm tra lại nội dung quyết định và kiến nghị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật (Luật Khiếu Nại Tố Cáo, năm 1998 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Khiếu Nại, Tố Cáo năm 2004, Luật về Thanh Tra, Luật đất đai).

      Tiến hành việc kỷ luật các cán bộ ban hành quyết định không đúng với quy định của pháp luật như trên (Luật về Thanh Tra, Pháp Lệnh về Công chức, Viên chức, Luật đất đai).

      Tuy nhiên cái cốt lỏi nhất của vấn đề là quyền sử dụng đất được giao không đúng và thu hồi không đúng thì cơ quan hành chính cấp trên vẩn không có thẩm quyền để thu hồi cũng như giao lại đúng với quy định của pháp luật mà việc này lại phụ thuộc hoàn toàn vào thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp dưới theo đúng như quy định về thẩm quyền giao đất và thu hồi đất. Hơn nữa Luật khiếu nại tố cáo chỉ giải quyết liên quan đến hành vi tố cáo, khiếu nại đúng với quy định của pháo luật, còn hành vi vi phạm mà không có khiếu nại tố cáo thì áp dung theo luật  về Thanh Tra hoặc quy định về thanh tra đất đai, nhưng việc thực hiện thu hồi quyền sử dụng đất của cơ quan hành chính cấp trên đối  với trường hợp giao đất không đúng với quy định của pháp luật của cơ quan hành chính cấp dưới thì không có cơ chế để giải quyết.

-           Đối với các dự án mà cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới đã tiến hành giao đất cho chủ dự án nhưng không triển khai đúng với tiến độ thực hiện (hay còn gọi là các dự án treo) làm lãng phí tài nguyên đất đai và nhiều thiệt hại khác cho người dân, theo quy dịnh của pháp luật thì những dự án đó được phép thu hồi quyền sử dụng đất theo Khoản 12 điều 38 Luật Đất Đai (“ Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép”) nhưng cơ quan hành chính cấp trên vẫn không thể tiến hành việc thu hồi quyền sử dụng đất được.

      Trong trường hợp này cơ quan cấp trên nếu phát hiện ra những “dự án treo” thì thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp trên chỉ dừng lại ở kiến nghị với cơ quan hành chính cấp dưới thu hồi quyền sử dụng đất của dự án đó. Rõ ràng điều này là không hợp lý vì đây là hình thức quản lý “vừa đá bóng vừa thổi còi”, cơ quan hành chính cấp dưới đã tiến hành cấp đất cho dự án rồi thì việc thu hồi là rất ít, vì thu hồi sẽ ảnh hưỡng đến uy tín của chính những người liên quan.

Quy định pháp luật như trên tạo điều kiện rất lớn cho việc đầu cơ đất đai, hoặc tham nhũng đất đai khi tiến hành thực hiện dự án ma, đặc biệt trong giai đoạn có những sự thay đổi về khung giá đất trong thời gian cụ thể, hoặc khi thị trường bất động sản sốt giá, hoặc có thông tin mới về quy hoạch thì dự án đầu cơ đất lại càng có cơ hội phát triển. Đây là nguyên nhân mà vi sao chúng ta có nhiều dự án treo nhưng vẫn không tiến hành thu hồi.

-     Đối với hành vi lách luật để né tránh quy hoạch của các cơ quan hành chính câp trên thì việc thu hồi quyền sử dụng đất cũng hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan hành chính đã cố tình lách luật. Việc này diễn ra ở các địa phương khi tiến hành cấp đất và thu hồi quyền sử dụng đất để phát triển kinh tế của địa phương. Để né tránh các quy định về quy hoạch phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế của thủ tướng chính phủ, thì cơ quan địa phương đã sáng tạo ra các cụm công nghiệp, đất cho các làng nghề mà quy mô còn có thể rộng lớn hơn cả khu công nghiệp. Khi đối diện với trường hợp này rõ ràng cơ quan hành chính cấp trên cung không có cách nào để thu hồi quyền sử dụng đất của cơ quan hành chính cấp dưới đã giao.

Từ vấn đề trên ta thấy rằng chức năng quản lý, lãnh đạo của cơ quan hành chính cấp trên không được đảm bảo trong việc quản lý giao đất và thu hồi đất, vì thế tạo điều kiện cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện không đúng quy định pháp luật, lách luật để đạt được những mục tiêu của địa phương hặc lợi ích của một số cá nhân và tổ chức mà không bảo vệ lợi ích của nhà nước và của người dân.

2. Xem xét vai trò của Quốc Hội khi phát hiện các hành vi giao đất thu hồi đất không đứng quy định của pháp luật.

Thực tiển của việc khiếu nại về đất đai trên thực tế cho thấy rằng, ngoài hệ thống cơ quan quản lý hành chính của nhà nước thì người dân thường trực tiêp gửi đơn thư lên các cơ quan quyền lực khác của nhà nước Việt Nam như Quốc Hội, Chủ Tịch Nước, Mặt trận tổ quốc, hội đồng nhân dân tỉnh với rất nhiều hình thức như đơn khiếu nại, đơn kêm cứu, đơn kêu oan hay đơn tố cáo. Việc này theo quan điểm của tôi không phải từ việc nhận thức pháp luật không đúng của người dân về thẩm quyền giải quyết các vấn đề trên mà vì người dân họ có niềm tin lớn hơn nếu gửi đơn lên các cơ quan trên thì việc giải quyết khiếu nại sẽ được khách quan hơn, được sự giám sát chặt chẻ hơn. Nói như vậy có nghĩa là người dân có mong muốn có một cơ quan khách quan hơn, có đủ quyền lực trong việc giám sát việc giao đất và thu hồi đất cũng như giải quyết, hoặc giám sát việc giải quyết các khiếu nại về việc giao đất và thu hồi quyền sử dụng đất. Trong những cơ quan trên theo tôi Quốc Hội là cơ quan có đủ quyền lực cũng như khả năng thực thi nhất trong vấn đề giám sát việc giao đất, thu hồi đất cũng như giám sát việc giải quyết các khiếu nại tố cáo về đất đai.

Theo quy định tại khoản 1 điều 7 của Luật đất đai năm 2003 quy định “Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước”, theo tôi đây là quy định pháp luật mang tính chủ trương rất đúng đắn của Luật đất đai năm 2003, tuy nhiên chúng ta lại không có một quy định cụ thể nào để quy định về vấn đề giám sát tối cao của Quốc hội trong việc quản lý đất đai liên quan đến quyết định giao đất và thu hồi đất.

Là cơ quan phải nhận rất nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo về đât đai nhưng vì không có quy định cụ thể nên Quốc Hội không có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên và phải tiến hành chuyển đơn sang các cơ quan hành chính khác của Việt Nam. Tình trạng đó càng làm cho những người khiếu nại tố cáo mất đi niềm tin gửi gắm vào cơ quan đại diện cho nhân dân và cũng là cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam.

Có thể do quan điểm cho rằng quốc hội không cần thiết phải giám sát các hoạt động giao đất và thu hồi đất hay trực tiếp giải quyết các vấn đề tố cáo và khiếu nại về đất đai vì nó mang tính vi mô và thuộc thẩm quyền của chính phủ và các cơ quan hành chính cấp dưới, Quốc hội chỉ tập trung vào những vấn đề trọng yếu của đất nước, đồng thời quốc hội hoạt động trên cơ sở nghị trường vì thế không phù hợp cho hoạt động này. Tuy nhiên quan điểm này theo tôi là không phù hợp với thực tiển nửa,

Thứ nhất bản thân quốc hội có các cơ quan trực thuộc mình có thể tiến hành các công việc giám sát này hoặc có thể giao trách nhiệm cho các cơ quan Pháp Luật trực thộc như ủy Ban Tư Pháp hay có tính chất độc lập để giải quyết vấn đề trên có thể Là Viện Kiếm Sát Nhân Dân.

Thư hai việc giao đất và thu hôi đất là vấn đề ảnh hưởng đến hàng triệu người dân đặc biệt là trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Thứ ba thực trạng của việc quản lý giao đất và thu hồi quyền sử dụng đất nhiều hạn chế dẫn đến nhiều vấn đề xã hội, như thất nghiệp, chênh lệch dàu nghèo không chính đáng, mất niềm tin vào cơ quan chính quyền địa phương.

Thứ tư Quốc hội là cơ quan trực tiếp dân bầu vi thế đây là trách nhiệm của Quốc hội bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người dân, vì tài sản lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam là quyền sử dụng đất.

Thứ Năm đây là nguyên vọng của người dân vì người dân rất có niềm tin nếu có sự tham gia quả Quốc hội trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc giao đất và thu hồi đất.

3. Từ những phân tích trên tác giã đề xuất kiến nghị cụ thể như sau.

Thứ nhất: Nên có quy định mới liên quan đến thẩm quyên giao đất và thu hồi đất cho cơ quan hành chính cấp trên khi thực hiện việc quản lý hoạt động giao đất và thu hồi đất của cơ quan hành chính cấp dưới một cách rỏ ràng và có hế thống. Nên quy định về thẩm quyền cơ quan hành chính cấp trên có quyền thu hồi hồi quyền sử dụng đất, hặc giao lại quyền sử dụng đất đối với những quyết định giao đất không đúng, hoặc thu hồi đất không đúng quy định của cơ quan hành chính cấp dưới cũng như các dự án đã được cấp đất nhưng không triển khải hoặc trển khai không có hiệu quả.

Thứ hai: Nên tiến hành các quy định cụ thể cho cơ quan Quốc Hội khi tham gia với vai trò là giám sát tối cao trong việc quản lý về đất đai, đặc biệt là việc giám sát các hoạt động giao đất và thu hồi đất để đảm bảo bất kỳ hoạt động giao đất, hoặc thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật thì cơ quan quyền lực cao nhất và đồng thời là cơ quan đại diện cho nhân dân có thể trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc giải quyết, xử lý các vi phạm đó và trực tiếp chỉ đạo thu hồi đối quyền sử dụng đất và giao lại đất theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các quyết định giao đất và thu hồi đất liên quan đến thẩm quyền của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh.

Người Viết:

LS.Nguyễn Trinh Đức-Công ty Luật IPIC

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Trụ Sở: Phòng 401, tòa nhà văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh TP HCM: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • (84) 24.730.18886
  • info@ipic.vn ; trinhduclawyer@gmail.com
  • Mobile: 0936.342.668

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp.